“Trong cải cách hành chính có rất nhiều nội dung, nhưng khâu yếu nhất theo tôi là cán bộ. Hiện có hơn 2,6 triệu cán bộ, công chức hưởng lương Nhà nước, nhưng số lượng viên chức rất lớn, trên 2 triệu người. Phải tìm cách xã hội hóa, phải tự chủ để giảm bộ máy xuống chứ bộ máy đông mà không mạnh thì không thể hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

2,6 triệu công chức: bộ máy đông mà không hiệu quả

Trí Lâm | 17/08/2016, 14:13

“Trong cải cách hành chính có rất nhiều nội dung, nhưng khâu yếu nhất theo tôi là cán bộ. Hiện có hơn 2,6 triệu cán bộ, công chức hưởng lương Nhà nước, nhưng số lượng viên chức rất lớn, trên 2 triệu người. Phải tìm cách xã hội hóa, phải tự chủ để giảm bộ máy xuống chứ bộ máy đông mà không mạnh thì không thể hiệu quả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thông tin trên được Thủ tướng nêu trongHội nghị trực tuyến sơ kết công tác cải cách hành chính (CCHC) giai đoạn 2011-2015 và triển khai kế hoạch cải cách hành chính 2016-2020 do Văn phòng Chính phủ và Bộ Nội vụ tổ chức vào ngày 17.8.

Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, trong giai đoạn 2011-2015, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành trên 11.700 văn bản chỉ đạo, điều hành công tác CCHC.

Đồng thời, Bộ trưởng cho biết đã triển khai thực hiện Hiến pháp 2013, các bộ, ngành, địa phương đã hệ thống hóa trên 100.000 văn bản quy phạm pháp luật các loại để đề xuất sửa, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành trên 17.000 văn bản. Đến hết năm 2015, các bộ, ngành đã hoàn thành việc thực thi đơn giản hóa đối với 4.525/4.723 TTHC, đạt tỷ lệ gần 96%.

Cũng theo Bộ Nội vụ, việc hiện đại hóa hành chính đạt nhiều kết quả tích cực, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được nâng cao rõ rệt. Tiêu biểu như hầu hết các bộ, ngành, địa phương đã triển khai hệ thống thư điện tử chính thức phục vụ công việc; có tới 80% số lượng văn bản hành chính được các cơ quan hành chính trao đổi dưới dạng điện tử.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng cho biết, nhìn lại 5 năm công tác CCHC, cần tổng kết thực chất, làm sao đánh giá tình hình và giải pháp phải sát thực tiễn, không phải tổng kết hình thức, phải nói thẳng, nói thật, gai góc những vấn đề còn hạn chế, yếu kém hiện nay trong bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ công chức, cơ chế tiền lương…

“Chúng ta đang bàn về một Chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động quyết liệt để phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển. Vậy thì tinh thần đó được chỉ đạo như thế nào? Các cấp các ngành, từ Trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã, những nơi tiếp xúc trực tiếp với dân có chuyển biến không? Có thực sự phục vụ nhân dân, có nhũng nhiễu hay không? Những hành động cụ thể nào của chúng ta để mang lại niềm tin của nhân dân qua cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính”, Thủ tướng nêu vấn đề.

Thủ tướng cũng cho rằng, vấn đề đầu tiên là khâu cán bộ. Hiện nay số lượng công chức, viên chức quá lớn khiến quỹ lương nặng nề, vì vậy phải tìm cách xã hội hóa, phải tự chủ để giảm bộ máy xuống. Bộ máy đông mà không mạnh thì không thể hiệu quả.

“Trong cải cách hành chính có rất nhiều nội dung, nhưng khâu yếu nhất theo tôi là cán bộ. Cải cách thủ tục nhiềunhưng cán bộ vẫn là vấn đề quyết định. Cán bộ chính là người thực hiện. Hiện có hơn 2,6 triệucán bộ, công chức hưởng lương Nhà nước, nhưng số lượng viên chức rất lớn, trên 2 triệu người”,Thủ tướng nói.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ và cho rằng “cái gì dân cũng biết”, Thủ tướng yêu cầu cán bộ, công chức phải đề cao trách nhiệm. Phải chuyển biến từ Trung ương trong công tác cải cách hành chính, nhưng quan trọng là cấp tỉnh, huyện xã, nơi địa bàn dân cư, để người dân thấy cán bộ hành chính phục vụ nhân dân một cách thực sự.

“Anh được hưởng lương từ xã, huyện, tỉnh chính là tiền thuế của dân, chứ không phải ai khác. Quan trọng là cấp tỉnh, huyện xã, nơi địa bàn dân cư phải để người dân thấy cán bộ hành chính phục vụ nhân dân”,Thủ tướng nói.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước. Người đứng đầu Chính phủ nêu ví dụ: “Tôi nói ví dụ như chính phủ điện tử, áp dụng công nghệ thông tin rộng rãi, Thủ tướng có thể nói chuyện trực tiếp với chủ tịch xã qua công nghệ thông tin. Cần công khai thông tin mới được. Chỗ nàyvấn đề đất đai giải quyết thế này, chỗ kia thì giấu sổ này sổ kia khiến người dân bất bình. Một hệ thống cán bộ cấp hành chính như thế làm sao người dântin được".

Do đó, theo Thủ tướng,cầnphải sửa, phải minh bạch hóa, điện tử hóa trong quản lý nhà nước.Chính phủ điện tử chính là phục vụ trực tiếp đối với quyền của người dân và doanh nghiệp.

Trí Lâm
Bài liên quan
Chính phủ yêu cầu tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025, trong đó nhấn mạnh việc tháo bỏ rào cản, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, chi phí thấp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2,6 triệu công chức: bộ máy đông mà không hiệu quả