Những phát hiện sơ bộ từ hai thử nghiệm lâm sàng ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có tỷ lệ "truyền tải không triệu chứng" cao hơn nhiều so với các biến thể trước đó. Điều này có thể giải thích tại sao nó lây lan nhanh như "cháy rừng" trên toàn cầu.

2 thử nghiệm ở Nam Phi lý giải vì sao Omicron lây lan nhanh như 'cháy rừng'

Sơn Vân | 11/01/2022, 19:52

Những phát hiện sơ bộ từ hai thử nghiệm lâm sàng ở Nam Phi cho thấy biến thể Omicron có tỷ lệ "truyền tải không triệu chứng" cao hơn nhiều so với các biến thể trước đó. Điều này có thể giải thích tại sao nó lây lan nhanh như "cháy rừng" trên toàn cầu.

Một nghiên cứu được thực hiện khi số ca nhiễm Omicron gia tăng ở Nam Phi vào tháng trước. Một nghiên cứu khác lấy mẫu xét nghiệm những người tham gia cùng thời điểm.

Kết quả cho thấy một số lượng lớn hơn những người có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 nhưng không xuất hiện triệu chứng so với các thử nghiệm trước đây.

Trong thử nghiệm Ubuntu đánh giá hiệu quả vắc xin Moderna ở những người nhiễm HIV, 31% trong số 230 người tham gia khám sàng lọc cho kết quả dương tính với COVID-19, với tất cả 56 mẫu có sẵn để phân tích giải trình tự đều là biến thể Omicron.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Điều này hoàn toàn trái ngược với tỷ lệ dương tính trước khi Omicron xuất hiện, dao động từ dưới 1% đến 2,4%”.

Trong thử nghiệm Sisonke đánh giá hiệu quả vắc xin Johnson & Johnson, tỷ lệ lây truyền không có triệu chứng trung bình đã tăng lên 16% trong giai đoạn dịch Omicron bùng phát, so với 2,6% trong đợt bùng phát dịch Beta và Delta.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của Sisonke bao gồm 577 người được tiêm vắc xin trước đó, với kết quả cho thấy tỷ lệ lây truyền cao ngay cả ở những người đã tiêm phòng COVID-19”.

Họ nói thêm rằng "tỷ lệ lây truyền không triệu chứng cao hơn có thể là một yếu tố chính trong sự phổ biến nhanh chóng và rộng rãi của biến thể Omicron, ngay cả trong những quần thể có tỷ lệ mắc COVID-19 cao trước đó".

Nam Phi trải qua đợt tăng ca mắc COVID-19 từ cuối tháng 11.2021, vào khoảng thời gian các nhà khoa học cảnh báo với thế giới về Omicron. Song, số ca COVID-19 mới ở quốc gia châu Phi gần đây đã giảm trở lại và các dấu hiệu ban đầu cho thấy làn sóng dịch Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn những đợt dịch trước đó.

Bộ trưởng Bộ Y tế Joe Phaahla cho biết vắc xin và tỷ lệ mắc COVID-19 cao ở Nam Phi dường như đang bảo vệ chống lại các triệu chứng nghiêm trọng hơn từng thấy trong 3 đợt dịch trước đó.

2-thu-nghiem-o-nam-phi-ly-giai-vi-sao-omicron-lay-nhanh-nhu-chay-rung.jpg
Nhân viên y tế tiêm vắc xin COVID-19 cho một phụ nữ mang thai ở thành phố Johannesburg, Nam Phi - Ảnh: Reuters

Theo nghiên cứuở Đan Mạch, biến thể Omicron có khả năng phá vỡ khả năng miễn dịch ở những người được tiêm vắc xin hiệu quả hơn Delta. Đây là một trong những lý do giải thích tại sao Omicron đang lây lan nhanh hơn.

Kể từ phát hiện Omicron vào tháng 11.2021 ở phía nam châu Phi, các nhà khoa học đã chạy đua để tìm hiểu xem liệu biến thể này có gây bệnh ít nghiêm trọng hơn không và tại sao nó lại lây lan hơn so với Delta.

Omicron có thể dễ lây truyền hơn do một số lý do, chẳng hạn thời gian tồn tại trong không khí, khả năng bám chặt vào tế bào hoặc trốn tránh hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Điều tra gần 12.000 hộ gia đình Đan Mạch vào giữa tháng 12.2021, các nhà khoa học phát hiện ra rằng Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn từ 2,7 đến 3,7 lần so với biến thể Delta trong số những người đã tiêm vắc xin COVID-19.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Copenhagen, Cơ quan Thống kê Đan Mạch và Viện Huyết thanh Statens (SSI), cho thấy Omicron chủ yếu lây lan nhanh hơn vì tránh được khả năng miễn dịch từ vắc xin tốt hơn các biến thể SARS-CoV-2 trước đây.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng sự lây lan nhanh chóng của Omicron chủ yếu có thể do khả năng trốn tránh miễn dịch chứ không phải sự gia tăng khả năng lây truyền cơ bản vốn có”.

79,9% người Đan Mạch đã tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, trong khi gần 53,9% trong số đó đã nhận mũi thứ ba. Hơn 8 trong số 10 người Đan Mạch tiêm vắc xin COVID-19 của Pfizer-BioNTech.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người được tiêm mũi vắc xin thứ ba ít có khả năng truyền vi rút SARS-CoV-2 hơn, bất kể là biến thể nào, so với những ai chưa chủng ngừa COVID-19.

Dù dễ lây lan hơn nhưng biến thể Omicron dường như gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, theo Giám đốc kỹ thuật của SSI - Tyra Grove Krause.

Bà Tyra Grove Krause chia sẻ: “Dù Omicron vẫn có thể gây áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi, nhưng mọi thứ đều chỉ ra rằng nó dường như gây bệnh nhẹ hơn so với biến thể Delta”, đồng thời nói thêm rằng nguy cơ nhập viện vì Omicron chỉ bằng một nửa so với Delta.

Trước đó, các nhà nghiên cứu cho biết có sự khác biệt lớn về mức độ nhân lên của Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 khác. Qua đó có thể giúp dự đoán tác động của biến thể Omicron, hiện đã xuất hiện ở hơn 150 nước và vùng lãnh thổ.

Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Hồng Kông, Omicron tự nhân lên nhanh hơn 70 lần so với biến thể Delta trong các mẫu mô lấy từ phế quản, điều này có thể giúp lây lan nhanh từ người sang người. Song trong các mô phổi, Omicron sao chép chậm hơn 10 lần so với chủng SARS-CoV-2 gốc (được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc), có thể làm cho bệnh ít nghiêm trọng hơn.

Trong một bản tin do Đại học Hồng Kông phát hành, trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Michael Chan Chi-wa, cho biết: "Điều quan trọng cần lưu ý là mức độ COVID-19 nghiêm trọng ở người không chỉ được xác định bởi sự nhân lên của vi rút mà còn bởi đáp ứng miễn dịch của mỗi người với nhiễm trùng - đôi khi phát triển thành tình trạng viêm đe dọa đến tính mạng”.

Michael Chan Chi-wa nói thêm: "Bằng cách lây nhiễm cho nhiều người hơn, một loại vi rút rất dễ lây nhiễm có thể dẫn đến nhiều ca bệnh nặng và tử vong hơn mặc dù bản thân nó ít gây bệnh nghiêm trọng. Kết hợp với các nghiên cứu gần đây của chúng tôi cho thấy Omicron có thể thoát khỏi một phần khả năng miễn dịch từ vắc xin và khỏi bệnh COVID-19 trong quá khứ. Mối đe dọa tổng thể từ biến thể này có thể là rất đáng kể".

Jeremy Kamil, Phó giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Trung tâm Khoa học Y tế của Đại học Bang Louisiana Shreveport (Mỹ), bình luận: “Các tác giả này nhận thấy Omicron sao chép tốt một cách đáng kinh ngạc, thậm chí còn tốt hơn nhiều so với Delta trong mô phế quản. Điều này theo một cách nào đó có thể góp phần tạo ra lợi thế trong việc lây lan/truyền bệnh giữa con người. Tất nhiên, một thành phần trong khả năng truyền nhiễm của Omicron ở đời sống thực là thoát khỏi các kháng thể trung hòa bảo vệ chống lại nhiễm trùng ngay từ đầu. Nó có khả năng lây lan tốt ngay cả giữa những người đã được tiêm vắc xin, đặc biệt là những ai gần đây chưa được tiêm mũi tăng cường”.

Bài liên quan
CEO Pfizer hé lộ vắc xin đặc trị Omicron và các biến thể, không chắc mũi thứ 4 là cần thiết
Hôm 10.1.2022, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói ông không chắc về sự cần thiết của liều vắc xin COVID-19 thứ 4 và tiết lộ mũi tiêm nhắm đến Omicron cùng các biến thể khác sẽ sẵn sàng vào tháng 3.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
2 thử nghiệm ở Nam Phi lý giải vì sao Omicron lây lan nhanh như 'cháy rừng'