Hôm 10.1.2022, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói ông không chắc về sự cần thiết của liều vắc xin COVID-19 thứ 4 và tiết lộ mũi tiêm nhắm đến Omicron cùng các biến thể khác sẽ sẵn sàng vào tháng 3.

CEO Pfizer hé lộ vắc xin đặc trị Omicron và các biến thể, không chắc mũi thứ 4 là cần thiết

Sơn Vân | 10/01/2022, 23:16

Hôm 10.1.2022, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói ông không chắc về sự cần thiết của liều vắc xin COVID-19 thứ 4 và tiết lộ mũi tiêm nhắm đến Omicron cùng các biến thể khác sẽ sẵn sàng vào tháng 3.

Ông Albert Bourla nói trên đài CNBC trong bài thuyết trình của Pfizer tại hội nghị chăm sóc sức khỏe J.P. Morgan: “Tôi không biết liệu có cần thiết phải tiêm liều vắc xin thứ 4 không, đó là thứ cần được thử nghiệm”.

Đây là nhận xét khác với Giám đốc điều hành Moderna - Stephen Bancel. Tuần trước, ông Stephen Bancel nói người dân có thể cần tiêm liều vắc xin thứ 4 vào mùa thu năm 2022 vì hiệu quả của mũi tăng cường có khả năng giảm trong vài tháng tới.

"Tôi vẫn tin rằng chúng ta sẽ cần mũi vắc xin tăng cường vào mùa thu năm 2022 hoặc sau đó", Giám đốc điều hành Moderna nói.

Ông Stephane Bancel nói Moderna đang nghiên cứu một ứng cử viên vắc xin phù hợp với biến thể Omicron, nhưng không chắc sẽ có sẵn trong hai tháng tới.

Ý kiến ​​của ông Stephane Bancel về việc cần tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ tư đến sau khi Thủ tướng Israel - Naftali Bennett trích dẫn một nghiên cứu rằng liều thứ tư của vắc xin Pfizer tăng cường kháng thể gấp 5 lần một tuần sau khi tiêm.

Đến nay vắc xin Moderna vẫn duy trì hiệu quả bảo vệ lâu nhất và mũi thứ ba cũng giúp tăng kháng thể lên cao nhất bất kể ban đầu nhận loại vắc xin gì.

Một số quốc gia dự định tiêm liều vắc xin thứ 4 để đối phó với sự gia tăng đột biến số ca COVID-19 do biến thể Omicron gây ra. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu cho thấy việc tiêm chủng lặp lại có thể gặp trở ngại vì nhiều người cảm thấy mệt mỏi khi bước vào năm thứ 3 của đại dịch. Xem chi tiết tại đây.

Ông Albert Bourla cho biết Pfizer đang tiến hành nghiên cứu phiên bản vắc xin COVID-19 mới có hiệu quả chống lại Omicron và các biến thể SARS-CoV-2 khác.

ceo-pfizer-he-lo-vac-xin-dac-tri-omicron-va-cac-bien-the.jpg
Ông Albert Bourla nói không chắc có cần tiêm liều vắc xin COVID-19 thứ 4 không - Ảnh: AP

Trước đó, cũng trong ngày 10.1.2022, Pfizer đã công bố ba thỏa thuận để mở rộng việc sử dụng công nghệ mRNA vốn được sử dụng cho vắc xin COVID-19 của họ, trong đó hợp đồng trị giá tới 1,35 tỉ USD với Beam Therapeutics - công ty chuyên chỉnh sửa gien có trụ sở ở bang Massachusetts, Mỹ.

Pfizer sẽ hợp tác với Beam Therapeutics để phát triển các liệu pháp điều trị các bệnh di truyền hiếm gặp.

Beam Therapeutics sẽ nhận được 300 triệu USD trả trước và dẫn đầu các hoạt động nghiên cứu cho đến khi 3 mục tiêu trị liệu mới được chọn để phát triển bên ngoài các chương trình hiện có của họ.

Pfizer sau đó sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động phát triển và quản lý với các mục tiêu, với tùy chọn chọn tham gia các giấy phép độc quyền trên toàn thế giới cho từng mục tiêu.

Được thành lập năm 2017, Beam Therapeutics chuyên sử dụng công nghệ chỉnh sửa gien để phát triển các phương pháp điều trị các bệnh di truyền hiếm gặp.

Các liệu pháp gien nhằm mục đích điều trị một số bệnh bằng cách thay thế phiên bản bị thiếu hoặc đột biến của gien được tìm thấy trong tế bào bệnh nhân bằng các bản sao khỏe mạnh, khiến chúng trở thành loại thuốc đắt nhất thế giới.

Năm ngoái, Beam Therapeutics đã hợp tác với Apellis Pharmaceuticals cho 6 chương trình nghiên cứu.

Nếu chọn đồng phát triển và đồng thương mại hóa bất kỳ mục tiêu nào theo thỏa thuận Pfizer, Beam Therapeutics sẽ được hưởng 35% tổng lợi nhuận ròng và giá thành.

Beam Therapeutics cũng đủ điều kiện để nhận tiền bản quyền trên doanh thu thuần cho mỗi mục tiêu theo thỏa thuận có thời hạn ban đầu là 4 năm và có thể được gia hạn thêm 1 năm.

Pfizer đã và đang tìm cách thúc đẩy sự phát triển của vắc xin và phương pháp điều trị dựa trên mRNA sau khi dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu để cung cấp mũi tiêm phòng COVID-19 chống lại đại dịch.

Pfizer cũng sẽ hợp tác với Codex DNA để tận dụng công nghệ độc quyền của công ty công nghệ sinh học có trụ sở trụ sở ở California, Mỹ, có thể cho phép phát triển hiệu quả hơn vắc xin dựa trên mRNA, thuốc trị liệu và các sản phẩm sinh học khác.

Ngoài ra, Pfizer hợp tác với Acuitas Therapeutics (công ty công nghệ sinh học tư nhân có trụ sở ở thành phố Vancouver, Canada), tập trung vào việc sử dụng công nghệ hạt nano lipid để phát triển lên đến 10 loại vắc xin hoặc phương pháp điều trị.

Bài liên quan
Khi Omicron lan rộng khắp Mỹ, nhiều nơi đòi hỏi khách, nhân viên, sinh viên tiêm 3 mũi vắc xin Pfizer/Moderna
Mỹ có thể sẽ không sớm chính thức thay đổi định nghĩa về tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, nhưng chích mũi tăng cường đã trở thành thực tế ở nhiều nơi hơn với mục đích chống lại biến thể Omicron.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CEO Pfizer hé lộ vắc xin đặc trị Omicron và các biến thể, không chắc mũi thứ 4 là cần thiết