Thông qua việc phân tích dữ liệu về hành động của chính phủ các nước trong các cuộc khủng khoảng kinh tế trước đây, các kinh tế gia của World Bank đã đúc kết ra 4 giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tác động của đại dịch coronavirus.

4 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tác động của đại dịch coronavirus

26/03/2020, 15:41

Thông qua việc phân tích dữ liệu về hành động của chính phủ các nước trong các cuộc khủng khoảng kinh tế trước đây, các kinh tế gia của World Bank đã đúc kết ra 4 giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tác động của đại dịch coronavirus.

Ảnh minh họa từ NZ Business Magazines

Trong một bài viết đăng trên trang chủ vài ngày trước, World Bank (Ngân hàng Thế giới) đã đề xuất 4 giải pháp mà các chính phủ có thể thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động ứng phó với hệ lụy kinh tế từ đại dịch do coronavirus (COVID-19) gây ra.

Việc tìm kiếm ý tưởng giải pháp để giảm bớt sự suy thoái kinh tế một cách đột ngột là mối quan tâm thường trực của các chính phủ lúc này. Một số chính phủ đã công bố các biện pháp sơ bộ trong những ngày và tuần gần đây, từ việc giảm hoặc giãn các khoản nợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (như chính phủ Ý và Đức) đến thực hiện mở rộng bảo hiểm thất nghiệp tương đương 100% tiền lương cho tất cả những người lao động bị sa thải (như Pháp).

Có rất nhiều giải pháp cần được đưa ra khẩn cấp nhằm hạn chế tối thiểu hậu quả như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước. Kết quả phân tích về dữ liệu kinh doanh của World Bank cho thấy, có 4 ý tưởng giải pháp có thể ngăn chặn được tác động tiêu cực đối với người lao động và doanh nghiệp trước đại dịch này.

Đầu tiên, chính phủ có thể trì hoãn việc thu thuế nhất định để cung cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ở hầu hết các quốc gia, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ chiếm một vài điểm phần trăm của doanh thu thuế. Tuy nhiên, việc trì hoãn, dù chỉ một phần nhỏ, cũng sẽ ngay lập tức mang lại không gian "dễ thở" hơn cho khu vực tư nhân trong khi vẫn giữ nguyên số dư tài khóa.

Một ý tưởng nữa là tăng tốc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các doanh nghiệp xuất khẩu và ngược lại là trì hoãn việc thu thuế VAT từ các công ty nhập khẩu từ nước ngoài.

Biện pháp này để lại nhiều thanh khoản hơn trong tay các thương nhân và đặc biệt phù hợp với các thành viên Liên minh Châu Âu. Hy Lạp đã công bố các biện pháp như vậy. Trung Quốc vừa bắt đầu cho phép hoàn thuế VAT khi mua vốn, giúp tất cả các công ty tăng thanh khoản chứ không chỉ thương nhân.

Biện pháp thứ hai để giảm bớt "đau khổ" cho các doanh nghiệp nhỏ là thực hiện mở rộng bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả những người lao động đã bị sa thải do đại dịch coronavirus.

Với bước này, công nhân có thể trang trải các khoản thanh toán cho gia đình mình, mà chính phủ cũng hỗ trợ được gia đình của họ vượt qua khó khăn về kinh tế. Bulgaria và Hàn Quốc đã thực hiện các chính sách như vậy.

Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều có bảo hiểm thất nghiệp. Khi đó, chính phủ có thể chuyển một số tiền mặt giúp cho người lao động bị sa thải và nên chuyển bằng hình thức điện tử để dễ quản lý và minh bạch hơn.

Các chính phủ cần tiếp tục quan tâm đến vấn đề thanh khoản của các doanh nghiệp lúc này. Một số quốc gia có luật về khả năng thanh toán (76/190 nền kinh tế được World Bank phân tích về dữ liệu kinh doanh) sẽ kích hoạt các thủ tục tịch thu hoặc nhận lại chỉ sau vài tuần không thanh khoản (đó là các nước từ Albania và Bahrain đến Georgia và Jordan).

Còn các quốc gia không có thủ tục tổ chức lại trong luật phá sản thì có thể cần tạm thời "đóng băng" khả năng các doanh nghiệp phải đóng cửa do khó khăn.

Để chống chọi và vượt qua đại dịch lúc này, các chính phủ cần có thể cần thêm các khoản tài chính để bổ sung vào ngân sách, như cho y tế hoặc an sinh xã hội. Hoạt động mua sắm công có thể làm điều đó, bằng cách ưu tiên các dự án được tài trợ công khai.

Các cơ quan mua sắm công có thể được giao nhiệm vụ đánh giá các dự án hiện có, lựa chọn các dự án cung cấp cơ hội việc làm đáng kể mà không làm cạn kiệt ngân sách quốc gia. Ngược lại, các dự án có thể bị trì hoãn sẽ cho phép các nguồn tài chính cần thiết được triển khai lại.

Công việc này sẽ dễ dàng hơn ở các quốc gia luôn công bố kế hoạch mua sắm công và thường xuyên cập nhật chúng.

Ví dụ tại Latvia, kế hoạch mua sắm cho tất cả các đơn vị ký kết hợp đồng được cung cấp công khai trên nền tảng mua sắm điện tử. Tại Vương quốc Anh, các cơ quan hợp đồng lớn như Đường cao tốc của Anh luôn chuẩn bị các kế hoạch mua sắm trong nhiều năm và luôn được cập nhật. Các kế hoạch này cho phép các cơ quan chính phủ chuyển tài nguyên khi cần thiết.

Trên đây là tất cả các biện pháp "nhẹ" mà World Bank cho rằng chính phủ các nước có thể tiến hành nhằm giảm bớt gánh nặng trước mắt cho các hộ gia đình và doanh nghiệp. Nhưng nếu suy thoái kinh tế nặng hơn thì cần những ý tưởng giải pháp "táo bạo" hơn.

Thi Anh lược dịch và sử dụng đồ họa từ World Bank

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động trước tác động của đại dịch coronavirus