Vài ngày trước tại một hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bà Christine Lagarde đã kêu gọi các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành nợ chung một lần, được biết đến là "trái phiếu Corona", để ứng phó với những tác động kinh tế từ COVID-19 (dịch bệnh do Coronavirus gây ra).

Chủ tịch ECB kêu gọi Eurozone xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành 'trái phiếu Corona'

25/03/2020, 23:34

Vài ngày trước tại một hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bà Christine Lagarde đã kêu gọi các bộ trưởng tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành nợ chung một lần, được biết đến là "trái phiếu Corona", để ứng phó với những tác động kinh tế từ COVID-19 (dịch bệnh do Coronavirus gây ra).

Chủ tịch ECB - bà Christine Lagarde (Ảnh từ MarketWatch)

Chủ tịch ECB nhấn mạnh: "Chúng ta nên xem xét nghiêm túc vấn đề này (việc phát hành trái phiếu Corona -PV), bên cạnh việc sử dụng các công cụ ESM (quỹ cứu trợ)".

Một quan chức tham dự hội nghị nói trên cho hay, các nước Eurozone đã không thảo luận về vấn đề tương hỗ nợ trong giai đoạn này. Và ý tưởng phát hành "trái phiếu corona" chung của khu vực do bà Lagarde đề xuất đã vấp phải sự phản đối từ Đức, Hà Lan và các nước Bắc Âu, vốn lâu nay phản đối bất kỳ kế hoạch phát hành nợ chung nào.

Các quan chức Eurozone hiện lo ngại trong bối cảnh bệnh dịch lây lan và nền kinh tế Eurozone bị đẩy vào suy thoái sâu hồi đầu năm, các thị trường tài chính có thể bắt đầu yêu cầu lãi suất cho vay cao hơn đối với các chính phủ, tạo thêm sức ép cho một số quốc gia vốn gánh trên mình các khoản nợ lớn.

Trong khi đó, Eurozone còn bị hối thúc chia sẻ nợ công để giảm tác động của COVID-19.

Nội dung này được đưa ra trong thư gửi EU ngày 25.3 với chữ ký của các nhà lãnh đạo Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Hy Lạp, Ireland, Bỉ, Luxembourg, Slovenia và Bồ Đào Nha.

Trong thư, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh: “Chúng ta cần phát triển một công cụ nợ chung nhằm gây quỹ trên thị trường với nền tảng như nhau và đem lại lợi ích cho tất cả các nước thành viên”.

Các nước thành viên EU vốn đang gánh nợ nần thường đưa ra đề xuất chia sẻ khối nợ công. Ý tưởng này được ECB ủng hộ, song lại bị Đức và những nước giàu có khác phản đối.

A.T.T theo BNEWS

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
13 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch ECB kêu gọi Eurozone xem xét nghiêm túc vấn đề phát hành 'trái phiếu Corona'