Có hẳn một loạt phim LGBT chuẩn bị tiến công ra rạp chiếu trong vài tháng tới, bao gồm 5 phim trong tháng 8 và sau đó là các phim 'The Skeleton Twins', 'Lilting' và 'The Imitation Game'. Tuy nhiên, dù cho chúng ta hi vọng những phim này sẽ gặt hái nhiều thành công nhưng tỉ lệ gây sốt phòng vé của chúng là rất thấp.
Tính từ năm 2010 đến nay, chỉ 7 bộ phim có nhân vật chính LGBT cán mốc trên 1 triệu đôla ở thị trường Mỹ bao gồm: "Farewell My Queen", "Kill Your Darlings", "I m So Excited", "The Kids Are All Right", "La Mission" và "I Love You, Phillip Morris". Trong khi đó, những phim như "The Perks of Being a Wallflower", "Dallas Buyers Club", "Your Sister s Sister" và "Beginners" cũng phần nào có thể được tính thêm vào, dù cho các nhân vật LGBT trong cả 4 phim (được diễn bởi Ezra Miller, Jared Leto, Rosemarie DeWitt và Christopher Plummer) chỉ là vai phụ. Dù vậy, nếu tính cả 4 bộ phim này thì vẫn chỉ có 10 phim (trên tổng số 1.200) trong 4 năm rưỡi đạt mốc 1 triệu đô.
|
"I love you, Phillip Morris" hội tụ 2 nam diễn viên hài nổi tiếng Jim Carrey và Ewan McGregor |
|
Jared Leto đã đem về tượng vàng Oscar cho vai diễn người chuyển giới nhiễm HIV trong phim Dallas Buyers Club |
|
The Kid Are Alright đã giúp Annette Benning có thêm một đề cử Oscar cho hạng mục Nữ chính |
|
Christopher Plummer đã trở thành diễn viên lớn tuổi nhất đoạt giải Oscars |
Thế còn những phim LGBT được giới phê bình đánh giá cao và công chúng bàn luận nhiều gần đây như "Stranger By The Lake", "C.O.G.", "Concussion", "Keep The Lights On", "How To Survive a Plague", "Pariah", "Weekend", "In The Family", "Laurence Anyways", "We Were Here", "Circumstance" và "Gayby” thì sao? Không một phim nào đạt được con số đó. Thực tế, chỉ có một phim – “Pariah” – là thu được 500.000 đôla.
Những con số này càng đáng kinh ngạc hơn khi ta nhìn vào những bộ phim trước đó. Trong thập niên 90, 48 phim với vai chính LGBT thu được trên 1 triệu đô phòng vé. Trong những năm 2000 là 20 phim. Nếu theo chiều hướng này, thập niên 2010 sẽ có khoảng 15 phim.
Ngoài ra, số lượng phim được sản xuất đã giảm mạnh. Nhìn vào các bảng xếp hạng doanh thu ở Bắc Mỹ của các phim có vai chính LGBT:
Những phim có vai chính LGBT ăn khách nhất (1990-1999)
1. The Birdcage (1996) - $124,060,553
2. The Talented Mr. Ripley (1999) - $81,298,265
3. Philadelphia (1993) - $77,446,440
4. In & Out (1996) - $63,856,929
5. To Wong Foo (1995) - $36,474,193
6. The Object of My Affection (1998) - $29,187,243
7. Midnight in the Garden of Good & Evil (1997) - $25,105,255
Những phim có vai chính LGBT ăn khách nhất (2000-2010)
1. Brokeback Mountain (2005) - $83,043,761
2. Bruno (2009) - $60,054,530
3. The Hours (2002) - $41,675,994
4. Monster (2003) - $34,469,210
5. Milk (2008) - $31,841,299
6. Rent (2005) - $29,077,547
7. Capote (2005) - $28,750,530
Những phim có vai chính LGBT ăn khách nhất (2010-nay)
1. The Kids Are All Right (2010) - $20,811,365
2. Blue is the Warmest Color (2013) - $2,199,787
3. I Love You, Phillip Morris (2010) - $2,037,459
4. Farewell My Queen (2012) - $1,347,990
5. I m So Excited (2013) - $$1,368,119
6. La Mission (2010) - $1,062,940
7. Kill Your Darlings (2014) - $1,030,064
Đúng là thập kỉ này vẫn còn 5 năm rưỡi để bù lại, nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì tình hình không hề khả quan. Trước năm thứ tư của thập niên 90 và 2000 thì đã có 2 phim thu được trên 30 triệu USD – thập kỉ này chỉ có một phim thu được trên 3 triệu USD. Và những con số này thậm chí còn chưa được điều chỉnh lạm phát. Nếu được chỉnh theo lạm phát, thì tất cả các phim của thập niên 90 kể trên – trừ một phim – sẽ có doanh thu trên 100 triệu.
Thập niên 2010 rõ ràng sẽ được nhớ tới như một thập niên bước ngoặc trong quyền lợi hợp pháp của người LGBT ở Mỹ, nhưng vì một lí do nào đó thành công về tài chính – dù ở một mức độ rất thấp – lại rất hiếm hoi cho những người LGBT trong điện ảnh. Vậy nguyên nhân là gì? Sau đây là 5 lí giải khả thi cho hiện tượng này. Một số nguyên nhân có vẻ liên quan trực tiếp đến vấn đề và một số khác thì không.
1. Nhu cầu về những loại phim này không còn. Chắc chắn không phải lí do này. Dù đúng là kể từ những năm 90 phong trào giành quyền lợi LGBT đã có những bước tiến đáng kể, tiến trình vận động rõ ràng vẫn chưa chạm đến giai đoạn lí tưởng khi xã hội không còn kì thị người đồng tính nữa. Và dù trong trường hợp xã hội không còn kì thị nữa, nhiệm vụ duy nhất của điện ảnh không chỉ là thúc đẩy chuyển biến xã hội. Con người từ xưa nay vẫn luôn có nhu cầu nhìn thấy bản thân được phác họa trong phim ảnh.
2. Ít phim LGBT được sản xuất hơn, nên đương nhiên ít phim đạt doanh thu 1 triệu đô hơn. Nếu bạn theo dõi các chương trình liên hoan phim LGBT như Outfest, Frameline hay Inside Out, thì đây rõ ràng không phải là lí do. Cụ thể, Frameline có số lượng phim đăng kí tương tự những năm trước, và chiếu hơn 100 phim. Bao nhiêu trong số những phim này sẽ được công chiếu tại rạp mới là vấn đề thật sự. Sẽ là quá tự tin nếu cho rằng nhiều hơn 10 phim tại bất kì liên hoan phim LGBT nào nhận được hợp đồng công chiếu, và trong số những phim đó thực tế chỉ một vài phim được chiếu nhiều hơn vài ba rạp trên khắp cả nước. Nên vấn đề thật sự chính là ngày càng có ít phim LGBT được phát hành hơn là có ít phim LGBT được sản xuất.
3. Ít phim LGBT hợp thị hiếu số đông hơn. Nhận định này có phần nào đúng. Rõ ràng "Pariah" hoặc "Weekend" hoặc "Stranger By The Lake" không có sức hút số đông mạnh mẽ như "The Birdcage" hay "In & Out." Nhưng lỗi này thuộc về ai? Những bộ phim có nhân vật chính LGBT được công chiếu rộng rãi, sản xuất trong studio trong những năm 90 chỉ đơn giản là không còn được sản xuất nữa. Bộ phim cuối cùng có một vai chính LGBT được công chiếu tại 1,000 rạp là “Bruno” (một bộ phim nhiều người cho rằng không phản ánh chân thực cộng đồng LGBT) năm 2009, và trước đó là “Brokeback Mountain” trong đầu năm 2006. Các hãng phim chỉ đơn giản là không muốn chạm đến những bộ phim với vai chính LGBT nữa. Và nếu không có hãng phim hậu thuẫn, rất khó để tìm được các ngôi sao ăn khách hoặc truyền thông và quảng cáo cần có để thu về doanh thu của “Birdcage”.
4. Những bộ phim phản ánh đúng về LGBT đều ở trên TV. Steven Soderbergh tuyên bố năm ngoái rằng ông sản xuất "Behind The Candelabra" cho HBO vì bộ phim “quá đồng tính” so với Hollywood. Nhưng rõ ràng bộ phim không hề quá đồng tính cho TV, vốn vượt xa các rạp chiếu về phim LGBT dựa trên cả số lượng lẫn chất lượng. Các bộ phim tương tự gồm có "Orange Is The New Black," "Looking," "Please Like Me," "The Normal Heart," "Pretty Little Liars," "Brooklyn Nine-Nine"… chúng ta còn cả một danh sách dài.
Một cuộc khảo sát của GLAAD ghi chú rằng 4.4% các vai phụ thường xuất hiện trong series truyền hình là nhân vật LGBT, và đây là một tin vui. Nhưng đó không phải lí do phim ảnh không thể đạt được thành công tương tự. Đáng lí ra, thành công của nhiều chương trình truyền hình có nhân vật LGBT phải là một dấu hiệu rằng tiềm năng thành công của phim ảnh cũng dồi dào tương tự.
5. Đơn giản là thị trường đã thay đổi. Đây là câu trả lời thỏa đáng nhất, và cũng bao quát lại 4 giải thích nêu trên. Thế giới tài chính của phim ảnh năm 2014 khác rất nhiều so với năm 1994 hoặc 2004.
Trong thập niên 90, các xưởng phim thường sản xuất những bộ phim kinh phí cỡ trung như "Philadelphia", "In & Out, "The Birdcage" và "To Wong Foo". Trong thập niên 2000 khi các hãng phim bắt đầu chia ra các nhánh riêng biệt (như Focus Feature của hãng Universal hoặc Fox Searchlight của Fox), các nội dung LGBT cũng được chuyển đến những nhánh nhỏ này với kinh phí thấp hơn (như "Brokeback Mountain," "Kinsey," "Milk," và "Capote"). Ngày nay, ngay cả những phim LGBT có kinh phí từ 15 đến 20 triệu đô cũng là điều hiếm thấy.
Nhưng những phim LGBT kinh phí thấp – chẳng hạn như “Weekend" hay "Gayby" hay "Keep The Lights On" đã có từ những năm 1990. Và những phim này đều thu được hơn 2 triệu đô (hoặc trên 4 triệu đô nếu như điều chỉnh lạm phát), giống như những phim kinh phí thấp khác. Vậy thì tại sao các phim LGBT kinh phí thấp lại rất khó khăn để cham mốc 500,000 đô vào ngày nay?
Đúng là một phần bởi vì rất nhiều những phim này thu nhiều lợi nhuận từ truyền hình theo yêu cầu hoặc các phương thức điện tử khác hơn là từ rạp chiếu bóng (“Weekend” là một ví dụ cụ thể). Nhưng đây không phải là một lí do hoàn toàn thỏa đáng. Đó là sự lười biếng. Trong năm 2014 đã có 109 phim đạt doanh thu 1 triệu đô ở Bắc Mỹ. Không một phim nào có vai chính LGBT. Công chúng vẫn đi xem phim, và chuyện rất nhiều người đồng tính trong số đó nắm lấy cơ hội được nhìn thấy bản thân được phác họa trên màn hình lớn hay không phụ thuộc vào chính họ. Vì vậy, khi "The Skeleton Twins" và "Love is Strange" và "To Be Takei" và "Lilting" và "The Dog" và "The Imitation Game" lên rạp vào cuối năm nay, hãy đi xem phim. Trong rạp.
Nguyên Phong