Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015 trung tâm đã tiếp nhận và xử lý 80 trường hợp phản ánh của hành khách đi xe buýt, trong đó có 29 phản ánh về việc phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách (tăng 4 phản ánh so với cùng kỳ năm 2014), 51 phản ánh về đón, trả khách không đúng nơi quy định (tăng 7 phản ánh so với cùng kỳ năm 2014.

6 tháng TP.HCM xử lý 80 trường hợp tài xế xe buýt

Một Thế Giới | 04/07/2015, 19:00

Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015 trung tâm đã tiếp nhận và xử lý 80 trường hợp phản ánh của hành khách đi xe buýt, trong đó có 29 phản ánh về việc phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành khách (tăng 4 phản ánh so với cùng kỳ năm 2014), 51 phản ánh về đón, trả khách không đúng nơi quy định (tăng 7 phản ánh so với cùng kỳ năm 2014.

Gắn camera kiểm soát thái độ của tài xế

Bà Nguyễn Thị Thương Huyền - Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM cho biết: “Việc lắp đặt camera trên xe buýt theo lộ trình từ nay đến cuối năm 2017 sẽ góp phần kiểm soát được hành vi, thái độ phục vụ của đội ngũ tài xế, tiếp viên và sẽ hạn chế được tình trạng quấy rối tình dục, nạn móc túi và việc tài xế phóng nhanh, vượt ẩu”.

Cũng theo bà Huyền, người dân lo ngại vào giờ cao điểm xe buýt đông, chật cứng việc lắp 3 camera trên xe buýt có quan sát hết được nếu có biến thái quấy rối tình dục hoặc nạn móc túi xảy ra là hoàn toàn hợp lý. Thời gian qua hệ thống camera chỉ truyền dữ liệu và các doanh nghiệp vận tải, chưa truyền hình trực tiếp về trung tâm quản lý và điều hành, cũng như chưa truyền về cơ quan an ninh nên việc phát hiện kịp thời và xử lý ngay là chưa thực hiện được.

Tuy nhiên theo kế hoạch của Trung tâm Điều hành vận tải hành khách công cộng TP.HCM từ nay đến cuối năm 2017 các đơn vị vận tải phải lắp đặt camera trên các tuyến xe buýt phổ thông và dữ liệu phải truyền về trung tâm để phục vụ theo dõi, giám sát kịp thời xử lý.

Việc lắp camera trên xe buýt một phần có tác dụng làm cho các đối tượng phạm tội không dám manh động để thực hiện các hành vi phạm tội. Tuy nhiên người dân còn e ngại việc phản hồi về việc bản thân bị móc túi hoặc quấy rối trên xe, do đó, trung tâm mong muốn, hành khách đi xe buýt khi bị những trường hợp như móc túi hoặc quấy rối thì nhanh chóng phản ánh về đường dây nóng 1022, để trung tâm kịp thời kiểm tra dữ liệu camera và cung cấp cho các cơ quan an ninh để xử lý, bà Huyền cho biết thêm.

Hành khách đi xe buýt giảm

Trước đó Sở GTVT TP.HCM cũng cho biết, đã bỏ ra khoảng 1.000 tỷ đồng trợ giá, nhằm khuyến khích người dân đi xe buýt. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2015 lượng khách đã giảm 6.7%.
6 thang dau nam tphcm xu ly 80 truong hop tai xe xe buyt
  6 tháng đầu năm 2015 lượng khách đi xe buýt ở TP.HCM đã giảm 6.7%

Trước tình hình trên Đoàn đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng, việc chi trả ngân sách trợ giá xe buýt Sở GTVT thực hiện không hợp lý. Thay vì trợ giá giúp đỡ, khuyến khích hành khách thì lại giúp đỡ phía doanh nghiệp.

Cụ thể, lượng hành khách giảm xuống rõ rệt. Ngoài ra, các đại biểu HĐND TP.HCM cho rằng, việc chi trả ngân sách trợ giá xe buýt mục đích giúp đỡ, khuyến khích cho hành khách nhưng phía Sở GTVT thành phố lại trợ giá thông qua các doanh nghiệp vận tải, tức là phía các chủ xe, khiến người dân không mặn mà với việc đi xe buýt và nhiều người vì thế chưa thấy hết được lợi ích của việc đi xe buýt, như chủ trương ban đầu của thành phố đề ra.

Việc bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng hàng năm là để thay đổi quan điểm xã hội của người dân về vận tải công cộng (cụ thể là xe buýt) nhưng thực tế, doanh nghiệp vận tải lại là người hưởng lợi khiến cho thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở thành phố chưa được nâng cao. Đây là vấn đề cần được phía Sở GTVT xem xét và khắc phục để hoàn thành chủ trường mà thành phố đề ra.

Về nguyên nhân, các đại biểu cũng chỉ ra rằng, hành khách quay lưng với xe buýt chủ yếu vẫn là chất lượng phục vụ hành khách của loại hình này chưa đáp ứng kỳ vọng. Thậm chí, hình ảnh xe buýt trong mắt người dân thành phố hiện xuống rất thấp khi tình trạng mất an ninh trật tự như trộm cắp, móc túi, quấy rối tình dục… vẫn diễn ra thường xuyên.

Trong khi, thái độ phục vụ hành khách của lái xe và nhân viên xe buýt trên nhiều tuyến rất kém…. Thực tế, hầu hết chỉ có người nghèo, sinh viên, học sinh hay công nhân mới tham gia đi xe buýt khiến mục đích biến xe buýt trở thành phương tiện vận chuyển công cộng chính vào năm 2020 có thể chưa đạt được. 

Lê Quyết

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
9 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 tháng TP.HCM xử lý 80 trường hợp tài xế xe buýt