Tạp chí Khoa học phổ thông (PMC) của Mỹ vừa cập nhật 7 khí tài của Nga. Theo PMC, đây là những vũ khí đã được nâng cấp, hiện đại, vừa được đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Công nghệ quốc phòng Nga (ETF), được tổ chức mới đây tại Zhukovsky, ngoại ô Moscow.

7 loại khí tài của Nga khiến phương Tây phải kiêng nể

Một Thế Giới | 09/11/2014, 19:05

Tạp chí Khoa học phổ thông (PMC) của Mỹ vừa cập nhật 7 khí tài của Nga. Theo PMC, đây là những vũ khí đã được nâng cấp, hiện đại, vừa được đưa ra giới thiệu tại Triển lãm Công nghệ quốc phòng Nga (ETF), được tổ chức mới đây tại Zhukovsky, ngoại ô Moscow.

1. Phương tiện thu dọn chướng ngại vật IMR-3M

IMR-3M là phương tiện công binh hạng nặng, ê kíp   hai người, được thiết kế để hoạt động trong môi trường khắc nghiệt. Trông xa giống như chiếc máy húc, vừa làm chức năng dọn đường lại có thể tạo thêm những cung đường mới. IMR-3M có công xuất cực lớn, có khả năng dọn sạch một đoạn đường dài tới 12 km trong vòng 1 giờ và nâng được vật nặng tới 2 tấn bằng hệ thống cần nâng kiểu ống lồng, vươn xa tới 9 mét. IMR-3M có khả năng tự bảo vệ nhờ vỏ giáp dày, chịu khói và có thêm một súng máy lắp trên tháp xe.

Đặc tính nổi trội của IMR-3M là lắp trên khung gầm của xe tăng T-90 nổi tiếng nên có thể chịu được các vụ nổ. Riêng hệ lưỡi cày của IMR-3M có thể làm sạch các loại mìn "bụi", kể cả mìn từ tính nên IMR-3M đưỡ xem là phương tiện đa năng, công suất lớn, làm cho đối phương phải ớn lạnh.
khi tai cua Nga
 IMR-3M là 1 khí tài của Nga đang khiến phương Tây phải kiêng nể

2. Hệ thống rocket phóng đa năng 9A52-4

Trong lịch sử nước Nga, người ta đã được nghe nhắc đến tên lửa "anh hùng" Cachiusa (Katyusha), lắp trên xe bánh lốp, nhưng có thể trút hàng trận mưa rocket lên đầu quân thù, như trong Chiến tranh Thế giới thứ II. Ngày nay người Nga lại cho ra đời một thế hệ Cachiusa mới, hiện đại, cực nhẹ lắp trên khung gầm xe tải, có thiết kế đơn giản, nhưng uy lực công phá lại rất ghê gớm, phóng đi các loại rocket 300 mm gắn đầu đạn gây cháy, nhiên liệu không khí, đạn chùm và cả mìn chống tăng.

Một trong những tính năng tuyệt vời của hệ thống rocket 9A52-4 là sử dụng 6 ống phóng dùng nhiều lần, có thể tái nạp bằng một phương tiện riêng với sự trợ giúp của cần cẩu trong thời gian 8 phút. Được lắp trên khung gầm xe tải 4 trục. Cấu hình này tuy chưa thật lý tưởng khi tác nghiệp trên địa hình phi giao thông, nhưng chúng lại thoả mãn mục tiêu “đánh nhanh, rút nhanh” làm cho đối phương không kịp trở tay.

Biến thể không vận nói trên của 9A52-4 đã từng được đưa vào sử dụng năm 2007, và hiện đang chờ xuất ngoại. Biến thể gốc 9A52-4  hay Smerch hạng nặng hiện đã được nhiều nơi sử dụng như Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Kuwait.
khi tai cua Nga 

3. Radar Kasta 2E

Khí tài hiện đại khác của Nga khiến phương Tây phải kiêng nể là Radar Kasta 2E. Kasta là hệ thống radar đa toàn năng, dùng cho mục đích theo dõi trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay. Thông thường, khi Kasta 2E làm việc ở chế độ điều khiển từ xa, nó sẽ tạo ra một màn hình phòng thủ di động phong bế mọi mục tiêu bay hoặc đóng vai trò như một radar kiểm soát không lưu vạn năng và linh hoạt, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết,  với thời gian dài tới 20 ngày. Radar Kasta 2E có thể "phủ sóng" diện tích rộng tới 90 dặm (145km) tùy thuộc vào độ cao của anten, và thời gian triển khai hoạt động không quá 20 phút, đặc biệt, nó có khả năng kháng  nhiễu rất tốt.

Biến thể mới nhất của radar Kasta 2E  hiện đang được quân đội nhiều nước sử dụng. Ví dụ Iran đã mua hệ thống này để bảo vệ các cơ sở hạt nhân. Không giống như các anten radar điện tử, Kasta 2E sử dụng động cơ diesel để khởi động và dùng anten kiểu đĩa cơ di động truyền thống nên có độ tin cậy cao, phù hợp với điều kiện chiến trường của nhiều nước.
khi tai cua Nga 

4. Xe chỉ huy hỏa lực pháo binh 1V13

Ngay cả các loại đạn pháo và tên lửa dù hiện đại đến đâu nếu không biết vị trí mục tiêu cũng không phát huy được tác dụng. Riêng xe chỉ huy hỏa lực pháo binh 1V13 đã khắc phục được nhược điểm này, nó được thiết kế hoạt động cao tải suốt ngày đêm, kể cả trong điều kiện khó khăn nhất, nhằm cung cấp thông tin điều hành nã pháo trực tiếp cho các các đơn vị từ cấp trung đội đến tiểu đoàn và cao hơn nữa.

Xe chỉ huy hỏa lực pháo binh 1V13 được trang bị thiết bị vô tuyến điện, thiết bị đo lường laser, thiết bị dẫn đường và vòng ngắm để tạo góc cần thiết khi định vị nhằm đảm bảo đạn đến đúng đích. Khi đã vào vị trí, kíp điều khiển 6 người triển khai ngay được công việc sau 15 phút.  Xe có cấu hình thấp, anten kiểu ống lồng có tác dụng giúp xe ngụy trang, bảo mật khi tiếp cận đối phương, làm tăng tính năng thiết bị và hỗ trợ cho con người khi tham gia tác nghiệp. Thực chất, 1V13 từng có từ thời Liên Xô cũ, xuất hiện khắp mọi nơi và từ bấy đến nay đã liên tục được cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện.
khi tai cua Nga 

5. Phương tiện phóng/nạp đạn 9A39 cho hệ thống tên lửa BUK M1-2

Hệ thống tên lửa phòng không tự hành  BUK M1-2 (Gọi theo NATO là SA-11 Gadfly) được thiết kế để truy tìm và  tiêu diệt máy bay, tên lửa hành trình. Hệ thống 9A39 không thể tự quan sát được mà phải dựa vào các phương tiện mang radar để ngắm mục tiêu, nhưng đổi lại, nó có khả năng phóng tên lửa và tự nạp đạn rất thuần thục. Tên lửa được dẫn hướng radar và có thể bay với tốc độ 3M.

Các phương tiện kiểu này đã có mặt khắp thế giới, trong đó có quân đội của các nước như Ai Cập, Bắc Triều Tiên, Syria, Trung Quốc và sắp tới Venezuela cũng sẽ đặt mua phương tiện nói trên.
khi tai cua Nga 

 6. Hệ thống truyền thông di động MIK-MKS

Phải mất nửa giờ để chiếc cột cao 100ft (trên 30 mét) lắp trên xe mới đạt đủ độ cao theo thiết kế. Và khi đạt tới độ cao danh nghĩa, MIK-MKS tạo ra một hệ thống truyền thông vô tuyến băng rộng cho 200 người dùng bằng cách sử dụng 4 anten trên đỉnh cột. Đây là sản phẩm của hãng Micran, Tomsk, Siberia chế tạo, có thể ứng dụng cho nhiều mục đích, nhưng chức năng chính vẫn là dùng cho một phương tiện đơn lẻ kết nối với nhiều đơn vị khác

Hệ thống MIK-MKS có khả năng chống nhiễu cao, hoạt động cao tải trong mọi môi trường, kể cả trong điều kiện khắc nghiệt, như mưa tuyết hoặc gió to.
khi tai cua Nga 

7. Phương tiện ma-nơ-canh  bơm hơi

Thực ra đây không phải là phương tiện hay những cỗ xe quân sự hữu hình mà chỉ là đồ giả hay ma-nơ-canh (Pneumatic Dummies) do hãng Rusbal, công ty chuyên sản xuất bóng bay ở gần Moskva nghiên cứu chế tạo nhằm đánh lạc hướng vệ tinh và máy bay do thám của đối phương nhờ hình dáng, màu sắc, tín hiệu nhiệt do các thiết bị gia nhiệt phát ra và cả tín hiệu phản xạ radar để nhử đối phương không kích. Ví dụ, như bệ phóng giả S-300, hệ thống tên lửa phòng không hiện Iran đang đốc thúc Nga cung cấp để đối phó với những cuộc tấn công của Israeli nhằm vào các cơ sở hạt nhân của nước này. Rusbal đã cho ra đời nhiều trang thiết bị ma-nơ-canh kiểu này dùng cho máy bay, xe tăng,  anten radar và các căn cứ tiền tiêu.
khi tai cua Nga 
Nghe nói, tình báo quân đội Mỹ đã từng bị đánh lừa bởi khí tài hiện đại này,  đặc biệt là ở vùng Serbia, khi quân đội Nga sử dụng hàng loạt các mục tiêu giả hoàn hảo đến mức khó nhận ra. Tuy là giả nhưng hiệu quả lại "thật", đối phương phải phóng đi một quả tên lửa hành trình giá tới 600.000 USD để đối lại chỉ hạ được một mục tiêu duy nhất, đó là một quả bóng bay rẻ tiền theo đúng nghĩa.
>> Trên biển Đông: Đài Loan dùng vệ tinh khảo sát địa chất đáy biển
>> “Việt Nam sản xuất được tàu ngầm quân sự”

Khắc Nam/GTVT/theo Popularmechanics

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 loại khí tài của Nga khiến phương Tây phải kiêng nể