Hãng Reuters dẫn nguồn tin quan chức tiết lộ Ả Rập Saudi quyết định từ bỏ nỗ lực ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Hiện tại Riyadh chỉ thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác quân sự khiêm tốn hơn.
Chuyển động

Ả Rập Saudi từ bỏ nỗ lực ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ

Cẩm Bình 30/11/2024 10:45

Hãng Reuters dẫn nguồn tin quan chức tiết lộ Ả Rập Saudi quyết định từ bỏ nỗ lực ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ để đổi lấy việc bình thường hóa quan hệ với Israel. Hiện tại Riyadh chỉ thúc đẩy một thỏa thuận hợp tác quân sự khiêm tốn hơn.

2024-11-30-101008.png

Trước đó để đạt được hiệp ước quốc phòng, Ả Rập Saudi mềm mỏng hơn trong vấn đề thành lập nhà nước Palestine. Họ nói với Mỹ rằng chỉ cần Israel công khai cam kết thúc đẩy giải pháp nhà nước thì sẽ chấp nhận bình thường hóa quan hệ.

Nhưng theo các nguồn tin, trong bối cảnh người dân Ả Rập Saudi nói riêng và người dân Trung Đông nói chung phẫn nộ trước chiến dịch quân sự mà Israel thực hiện tại Dải Gaza, Thái tử Mohammed bin Salman một lần nữa đòi hỏi Tel Aviv phải thực hiện bước đi cụ thể góp phần thành lập nhà nước Palestine. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vẫn rất muốn bình thường hóa quan hệ - một cột mốc lịch sử thể hiện sự chấp nhận rộng rãi của cộng đồng Ả Rập, tuy nhiên ông đối mặt với sự phản đối trong nước cũng như nguy cơ liên minh cầm quyền sụp đổ nếu nhượng bộ ở vấn đề thành lập nhà nước Palestine.

Với tình hình trên, một hiệp ước quốc phòng Mỹ - Ả Rập Saudi hoàn chỉnh không thể đạt được. Vì vậy hai nước mong muốn có thể ký kết một thỏa thuận hợp tác quân sự khiêm tốn hơn trước lúc Tổng thống Joe Biden hết nhiệm kỳ vào tháng 1 năm sau.

Thỏa thuận khiêm tốn hơn sẽ mở rộng hoạt động tập trận chung nhằm đối phó các mối đe dọa ở khu vực; thúc đẩy doanh nghiệp quốc phòng hợp tác; khiến Ả Rập Saudi đầu tư nhiều hơn cho công nghệ tiên tiến, đặc biệt là phòng thủ trước máy bay không người lái; tăng cường hiện diện của Mỹ qua hoạt động huấn luyện, hậu cần, hỗ trợ an ninh mạng, triển khai một tiểu đoàn tên lửa Patriot để tăng cường phòng thủ, răn đe.

Tình hình phức tạp

Sắp tới tình hình còn phức tạp hơn khi Tổng thống đắc cử Donald Trump lên nắm quyền. Mặc dù kế hoạch giải quyết xung đột Israel - Palestine của ông không có điều khoản nào về chủ quyền hay nhà nước Palestine, nhưng chính trị gia này rất thân thiết với Thái tử bin Salman.

Một số quan chức Ả Rập và Palestine lo ngại Tổng thống Trump cùng con rể là Jared Kushner (“kiến trúc sư” Hiệp định Abraham) có thể thuyết phục nhân vật đứng đầu Ả Rập Saudi ủng hộ kế hoạch. Hiệp định Abraham là thành tích ngoại giao mà Tổng thống Trump đạt được năm 2020, chứng kiến Bahrain cùng Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) bình thường hóa quan hệ với Israel.

Chính quyền Mỹ đương nhiệm vẫn hy vọng đạt được thỏa thuận hợp tác quân sự trước lúc Tổng thống Biden hết nhiệm kỳ. Tuy nhiên một nguồn tin ở Washington lo ngại thời gian còn lại không đủ. Phía Ả Rập Saudi vẫn muốn tiếp cận vũ khí tiên tiến, nhưng không rõ nên làm việc với Tổng thống Biden hay chờ đến lúc Tổng thống Trump lên nắm quyền.

Ngoài vấn đề thành lập nhà nước Palestine, nỗ lực đàm phán hiệp ước quốc phòng Mỹ - Ả Rập Saudi hoàn chỉnh còn gặp vài trở ngại khác như Riyadh từ chối ký một thỏa thuận hạn chế quyền làm giàu hạt nhân (khi hai nước hợp tác phát triển hạt nhân cho mục đích dân sự) cũng như các điều khoản nhân quyền.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ả Rập Saudi từ bỏ nỗ lực ký hiệp ước quốc phòng với Mỹ