Nhà khảo cổ học nổi tiếng Zahi Hawass hôm 17.1 đã công bố chi tiết phát hiện về một đền thờ cổ đại trong nghĩa trang Saqqara rộng lớn ở phía nam Cairo.

Ai Cập phát hiện đền thờ hơn 4.000 năm tuổi ở nghĩa trang Saqqara

Long Hải | 18/01/2021, 15:00

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Zahi Hawass hôm 17.1 đã công bố chi tiết phát hiện về một đền thờ cổ đại trong nghĩa trang Saqqara rộng lớn ở phía nam Cairo.

khai-quat.jpg
Địa điểm khai quật đền thờ nữ hoàng Neit nằm trong nghĩa trang Saqqara rộng lớn ở phía nam Cairo, Ai Cập

Cựu Bộ trưởng Bộ Cổ vật Ai Cập Hawass cho biết các nhà khảo cổ đã khai quật đền thờ nữ hoàng Neit, vợ của vua Teti, vị vua đầu tiên của Vương triều thứ 6 trị vì Ai Cập từ năm 2323 đến năm 2150 trước Công nguyên.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một tấm giấy cói dài 4 mét bao gồm các đoạn trích trong “Cuốn sách của cái chết”, một bộ sưu tập các bùa chú nhằm giúp linh hồn người chết sang thế giới bên kia.

Hawass cho biết các nhà khảo cổ cũng đã khai quật được các giếng chôn cất, quan tài và xác ướp có từ thời Tân Vương quốc cai trị Ai Cập từ khoảng năm 1570 trước Công nguyên đến năm 1069 trước Công nguyên. Ngoài ra, họ cũng đã tìm thấy ít nhất 22 hầm mộ sâu tới 12 mét với hơn 50 quan tài bằng gỗ.

so3.jpg
Các nhà khảo cổ đã khai quật được các giếng chôn cất, quan tài và xác ướp có từ thời Tân Vương quốc

Theo Hawass, các nhà nghiên cứu đã làm việc tại di chỉ gần kim tự tháp của vua Teti trong hơn một thập kỷ. Phát hiện này là kết quả hợp tác giữa Bộ Cổ vật Ai Cập và Trung tâm Zahi Hawass ở Bibliotheca Alexandrina.

Đền thờ cổ đại này là khám phá mới nhất trong một loạt các phát hiện khảo cổ gần đây ở Ai Cập. Các cơ quan quản lý cổ vật cho biết, kể từ tháng 9 năm ngoái, ít nhất 140 quan tài gỗ trong tình trạng niêm phong và bảo quản tốt đã được phát hiện trong khu nghĩa trang Saqqara. Những quan tài bằng gỗ bịt kín được chôn cùng nhiều tượng nữ thần có niên đại hơn 2.500 năm, thuộc về tầng lớp quan chức và thầy tu dưới thời kỳ Hậu nguyên và thời Ptolemy.

so1.jpg
Các mẫu xương và hộp sọ được tìm thấy trong đền thờ ở nghĩa trang Raqqara
so2.jpg
Các giếng chôn cất, quan tài và xác ướp có từ thời Tân Vương quốc
so4.jpg
Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy ít nhất 22 hầm mộ sâu tới 12 mét với hơn 50 quan tài bằng gỗ
so5.jpg
Phát hiện này là kết quả hợp tác giữa Bộ Cổ vật Ai Cập và Trung tâm Zahi Hawass

Cao nguyên Saqqara có ít nhất 11 kim tự tháp, bao gồm Kim tự tháp bậc thang nổi tiếng Djoser, cùng với hàng trăm hầm mộ thuộc tầng lớp quan lại từ thời vương triều thứ nhất (2920 TCN - 2770 TCN) đến thời kỳ Coptic (395-642). Khu vực rộng lớn này là một phần của thủ đô cổ đại Memphis của Ai Cập, kéo dài từ Giza đến Dahshur, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1970.

Ai Cập hiện đang tìm cách thúc đẩy các hoạt động khảo cổ học trên khắp đất nước trong nỗ lực phục hồi ngành du lịch. Đây vốn là mũi nhọn của nền kinh tế nhưng bị thiệt hại nghiêm trọng vì các bất ổn chính trị cũng như bởi đại dịch COVID-19 toàn cầu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ai Cập phát hiện đền thờ hơn 4.000 năm tuổi ở nghĩa trang Saqqara