Sau các động thái liên hệ với đại diện Công ty CP TT Sunrise để lấy các bằng chứng, chứng minh tác phẩm "Ba tôi" của anh Trần Quốc Tuấn được Sunrise sử dụng tác phẩm chuyển thể thành kịch bản phát trên chương trình Quà tặng cuộc sống vào ngày 25.6.2015.
Ai là người 'đạo ý tưởng' tác phẩm 'Ba tôi'?
Một Thế Giới|06/07/2015, 16:27
Sau các động thái liên hệ với đại diện Công ty CP TT Sunrise để lấy các bằng chứng, chứng minh tác phẩm "Ba tôi" của anh Trần Quốc Tuấn được Sunrise sử dụng tác phẩm chuyển thể thành kịch bản phát trên chương trình Quà tặng cuộc sống vào ngày 25.6.2015.
Báo điện tử Một Thế Giới đã được đại diện Công ty CP TT Sunrise gặp gỡ, tuy nhiên trong buổi gặp này, bên Sunrise không đưa ra được bất kỳ bằng chứng, thông tin nào của ông Trần Quốc Tuấn - được cho là tác giả chính thức của tác phẩm Ba tôi.
Trả lời báo chí, bà Nguyễn Mai Dung và bà Đỗ Phương Thảo - đại diện truyền thông của Sunrise nói rằng: "Các thông tin của ông Trần Quốc Tuấn bên Sunrise không thể cung cấp vì đó là thông tin cá nhân và nếu báo chí có câu hỏi nào thì hãy gửi email đến bộ phận truyền thông, công ty sẽ trả lời từng câu hỏi của các báo".
Công ty Sunrise dán thông báo ngoài cửa văn phòng và cho bảo vệ canh gác nghiêm ngặt tránh báo chí truyền thông
Sau khi nhận được câu trả lời khá chung chung của đại diện Sunrise, phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi: "Tất cả các số điểm trong các tác phẩm được Sunrise đưa ra, số điểm 40 tương ứng với hạng C, số điểm 60 tương ứng với hạng B. Điểm của Ba Tôi là C - B - D, theo đúng ra để quy đổi phải là 40 - 60 - 10. Tuy nhiên ở bảng danh sách các tác phẩm dự thi ông Trần Quốc Tuấn đạt hạng C nhưng lại ghi là 60 điểm? Điều này Sunrise có ý kiến thế nào? Bên cạnh đấy, được biết tác phẩm Ba tôi của ông Trần Quốc Tuấn không đạt giải trong cuộc thi được Sunrise tổ chức vào năm 2010, thế nhưng lại được chuyển thể thành phim để sử dụng trong chương trình Quà tặng cuộc sống mới phát gần đây. Điều này có khúc mắc như thế nào?".
Bà Đỗ Phương Dung đã trả lời: "Các tác phẩm chúng tôi đưa lên đều là các tác phẩm đã đạt giải. Ngoài ra chúng tôi có số điểm khác ở danh mục của ông Trần Quốc Tuấn là do bên Sunrise đã ghi các tác phẩm này bằng tay nên chúng tôi đã... ghi nhầm".
Không hài lòng với các câu trả lời trên, phóng viên tiếp tục đặt câu hỏi nhưng bị từ chối trả lời.
Chữ "Ba Tôi" trong danh sách được viết hoa, trong khi TOÀN BỘ CÁC TRUYỆN KHÁC không được viết hoa chữ cái đầu tiên và quy đổi điểm cũng hoàn toàn sai theo quy định
Cũng trong buổi chiều ngày 6.7, phóng viên tiếp tục làm việc với tác giả Thăng Fly - người đang yêu cầu Sunrise trả lời chính thức ai là chủ tác phẩm Ba tôi khi anh chính là người viết nên cuốn truyện này. Anh Thăng cho biết bản thân anh khi mới biết thông tin chỉ mong muốn bên Sunrise xin lỗi cũng như cùng đi đến một thông điệp cuối cùng gửi đến độc giả. Tuy nhiên cả anh và bên Skybook (đại diện xuất bản cuốn sách Ba tôi) đều không nhận được bất kỳ một thông tin liên lạc nào của Sunrise.
Các phóng viên báo chí, tác giả, đại diện Skybook đều bị Sunrise từ chối tiếp và gặp gỡ vào chiều ngày 6.7
Chia sẻ với báo chí, chị Lê Xuân- đại diện truyền thông của Skybook - đơn vị độc quyền phát hành cuốn sách Ba tôi của Thăng Fly đã cho hay: "Chúng tôi đã nhiều lần liên hệ nhưng không được hồi đáp. Ngay trong chiều nay (6.7), tôi cùng tác giả Thăng Fly cùng các nhà báo đến, tuy nhiên chúng tôi đã không được tiếp đón mặc dù các nhà báo đã đặt lịch hẹn trước. Bên cạnh đấy, khi chúng tôi có xưng danh là đại diện bên Skybook cùng tác giả Thăng Fly cũng không được công ty Sunrise tiếp đón. Chúng tôi đang có câu hỏi đặt ra là bên Sunrise đã cho rằng tác giả Thăng Fly "ăn cắp" nội dung trong Ba tôi để viết truyện tranh. Thế nhưng khi chúng tôi liên hệ và đến đối chất thì lại không được trả lời và tiếp đón. Vậy ai sẽ là người "ăn cắp bản quyền" ở đây? Liệu rằng tác giả Trần Quốc Tuấn do Sunrise cung cấp có thật hay không? Nếu bên công ty Sunrise không trả lời được các câu hỏi một cách thỏa đáng, chúng tôi sẽ có cuộc gặp gỡ báo chí vào ngày mai để cung cấp thông tin bên chúng tôi và chúng tôi cũng sẽ gửi thư mời đại diện của công ty Sunrise cùng tác giả Trần Quốc Tuấn kia tham dự buổi gặp gỡ báo chí này".
Trước đó, báo chí đã có nhận được bản viết tay của tác giả Trần Quốc Tuấn xác nhận tác phẩm Ba tôi không sao chép nội dung của ai, tuy nhiên bản viết tay này hoàn toàn vô giá trị bởi lẽ trong bản cam đoan, tác giả này không đưa được chứng minh thư, địa chỉ, ngày tháng năm sinh hat bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Tác giả Thăng Fly đã bay ra Hà Nội mong được gặp gỡ Sunrise nhưng không được đón tiếp
Mặc dù bên công ty Sunrise chưa đưa ra được tác giả mang tên Trần Quốc Tuấn nhưng phía họa sĩ Thăng Fly phải chứng minh được mình chính là tác giả của truyện tranh Ba tôi. Và có như vậy, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198 Luật sở hữu trí tuệ, Thăng có quyền “Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại”. Và Sunrise có thể bị xử phạt hoặc bị khởi kiện ra Tòa án, buộc bồi thường theo quy định của Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ.
Và nếu công ty Sunrise sử dụng truyện ngắn/ truyện tranh để chuyển thể thành kịch bản phim Ba tôi, được phát sóng trên chương trình Quà tặng cuộc sống ngày 25.6.2015. Như vậy chương trình và kịch bản đó được gọi là tác phẩm phát sinh. Và theo khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 công ty Sunrise phải ghi rõ tên tác giả. Nếu công ty Sunrise không vi phạm thì họ hoàn toàn có quyền khởi kiện đòi bồi thường ở tác giả Thăng Fly.
So sánh sự giống nhau giữa tác phẩm của Thăng Fly và chương trình Quà tặng cuộc sống đã được phát cho rằng tác phẩm này thuộc về ông Trần Quốc Tuấn
Khẳng định ngược lại về vấn đề tranh chấp bản quyền, tác giả Thăng Fly cho biết anh sẽ dừng toàn bộ các dự án của mình lại trong thời gian này để tránh bên Sunrise cho rằng anh đang trục lợi tên tuổi, dựa hơi để làm những việc cá nhân. "Tôi sẵn sàng đối chất và đi tới cùng sự việc nếu bên Sunrise cho rằng tác phẩm đó không phải của tôi và tôi đi "đạo" tác phẩm đó. Tôi chỉ mong sự việc sớm được giải quyết bằng giải pháp cho cả hai bên vì bản thân tôi và đối tác không ai muốn làm căng thẳng chuyện này".
Hãng Reuters đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Đổng Quân từ chối gặp gỡ người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin bên lề một hội nghị cấp cao tại Lào vừa qua.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.
Việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là một trong những nhóm giải pháp, nhiệm vụ quan trọng tại Chỉ thị 30 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.