An Giang dự kiến đắp 63 đập tạm với tổng kinh phí hơn 6,2 tỉ đồng khi xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng tại vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.

An Giang: Dự kiến đắp 63 đập tạm khi có xâm nhập mặn

Tô Văn | 16/03/2021, 09:18

An Giang dự kiến đắp 63 đập tạm với tổng kinh phí hơn 6,2 tỉ đồng khi xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng tại vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang.

Sáng 16.3, ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo ứng phó Biến đổi khí hậu - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh An Giang cho biết theo kế hoạch sẽ đắp 63 đập tạm phòng, chống khi có xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng. Nơi định đắp đập tạm là vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, với tổng kinh phí hơn 6,2 tỉ đồng.

1-dap.jpg
Cơ quan chức năng sẽ thường xuyên theo dõi diễn biến nguồn nước, độ mặn trên các sông, kênh rạch - Ảnh: BCĐ

“Theo báo cáo của các địa phương thì xác định khoảng 63 vị trí có thể đắp đập tạm khi cần, khi có trường hợp xâm nhập mặn thì mới làm. Còn những vị trí đó chưa có tình trạng xâm nhập mặn thì sẽ không triển khai”, ông Khanh nói.

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh An Giang, hiện nay mực nước trên các kênh rạch xuống thấp kèm theo nắng nóng khiến nguồn nước từ các giếng, suối, nguồn nước dự trữ không đảm bảo sử dụng. Do đó có khả năng thiếu nước sinh hoạt cục bộ cho các hộ dân ở vùng cao, ven các đồi núi, vùng đồng bằng. Trong đó đặc biệt ở 2 huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Trường hợp mặn từ tỉnh Kiên Giang xâm nhập vào sâu trong nội đồng sẽ ảnh hưởng đến diện tích sản xuất nông nghiệp của H.Tri Tôn và Thoại Sơn.

Nhằm chủ động phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, tỉnh An Giang sẽ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những vùng thiếu nước tưới, chuyển trồng lúa sang trồng cây cạn với diện tích gần 3.000 hec-ta ở TP.Châu Đốc và H.Tri Tôn.

2-dap.jpg
Đập tràn Trà Sư (H.Tịnh Biên) khi xả lũ sẽ giúp người dân các địa phương ổn định cuộc sống - Ảnh: Tô Văn

Để kịp thời chống hạn phục vụ sản xuất vụ đông xuân và hè thu, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động lập kế hoạch triển khai phòng, chống hạn, xâm nhập mặn bảo vệ sản xuất với diện tích gieo trồng lúa, màu trên 250.000 hec-ta.

UBND tỉnh An Giang đã yêu cầu các huyện thị, thành phố thường xuyên theo dõi diễn biến nguồn nước, độ mặn trên các sông, kênh rạch, nhất là khu vực miền núi, vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang. Chủ động công tác thông tin, tuyên truyền để người dân chủ động phòng tránh và đảm bảo cấp đủ nước ngọt cho sinh hoạt, không để ảnh hưởng sức khỏe của Nhân dân và phục vụ tốt cho sản xuất.

Đồng thời rà soát kiểm tra các hệ thống trạm bơm điện, chủ động tu bổ, sửa chữa các sự cố hư hỏng. Theo dõi mực nước thủy triều để lấy nước phục vụ bơm tưới cho những vùng bị thiếu nước cục bộ đảm bảo sản xuất nông nghiệp, tổ chức bơm cấp 2 khi cần thiết.

Riêng H.Thoại Sơn và HTri Tôn chuẩn bị phương án các đập tạm phòng chống xâm nhập mặn vào sâu các kênh rạch nội đồng bảo vệ sản xuất và có phương án cấp nước ngọt cho dân sinh hoạt, khi nguồn nước của các nhà máy cấp nước bị nhiễm mặn.

Ngoài ra, những vùng cao H.Tri Tôn, H.Tịnh Biên nếu bị thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất cần phải tổ chức cấp, chuyển nước đảm bảo đủ sinh hoạt cho người dân, thực hiện bơm chuyền cấp 2, cấp 3 để cứu lúa và hoa màu; tăng cường trữ nước cho các hồ chứa hỗ trợ cấp nước sinh hoạt và phục vụ tưới chống hạn cho sản xuất nông nghiệp.

Thường xuyên kiểm tra và có phương án đảm bảo nguồn nước không ô nhiễm cho khoảng 2.000 hec-ta nuôi trồng thuỷ sản nhất là vùng nuôi tôm càng xanh tại H.Thoại Sơn, H.Châu Phú và khu vực sông Cái Vừng (H.Phú Tân) hoặc có phương án di dời đến nơi an toàn.

Bài liên quan
An Giang: Dự án nâng cấp đường tỉnh 948 gặp khó về giải phóng mặt bằng
Tuyến đường tỉnh 948 có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa hai huyện Tịnh Biên - Tri Tôn; kết nối hai thành phố Châu Đốc, Long Xuyên (An Giang) và tỉnh Kiên Giang. Đây cũng là tuyến đường chính phục vụ du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc thực hiện nâng cấp, mở rộng khẩn cấp tuyến đường này hiện đang gặp khó về công tác giải phóng mặt bằng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Dự kiến đắp 63 đập tạm khi có xâm nhập mặn