Thiên Cấm Sơn (hay còn gọi là núi Cấm hoặc núi Ông Cấm) là ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Thiên Cấm Sơn được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi đất và trời như được nối liền.

An Giang: Lôi cuốn Thiên Cấm Sơn

Tô Văn | 15/01/2021, 05:51

Thiên Cấm Sơn (hay còn gọi là núi Cấm hoặc núi Ông Cấm) là ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Thiên Cấm Sơn được ví như chốn bồng lai tiên cảnh, nơi đất và trời như được nối liền.

Thiên Cấm Sơn là ngọn núi cao trên 700 mét, cao nhất trong 7 núi của tỉnh An Giang. Cảnh sắc trên Thiên Cấm Sơn trong lành, sương sớm càng khiến nơi đây trở nên huyền ảo. Nắng xuân nhẹ lấp ló ra cũng đủ sáng bừng không gian, cây cối màu xanh ngắt.

1.jpg
Cảnh sắc trên Thiên Cấm Sơn trong lành, sương sớm càng khiến nơi đây trở nên huyền ảo - Ảnh: Dương Việt Anh

Ông Nguyễn Văn Năm (69 tuổi, ngụ xã An Hảo) cho biết, du khách đến Thiên Cấm Sơn ngoài thăm thú những nét văn hóa đặc trưng hầu hết đều tìm đến đỉnh núi. Trên đây, được ví như thiên đường vì nó cho ta cảm nhận được nắng ấm, gió, mây bay và cái lạnh đang đón xuân về.

“Có nhiều cách đi lên đỉnh núi là đi cáp treo khoảng 15 phút từ nhà ga Lâm Viên dưới chân núi lên nhà ga đỉnh núi. Hoặc đi xe theo đường nhựa hoặc bộ hành theo đường mòn lên đỉnh núi. Riêng với người hành hương thì họ chọn cách đi bộ. Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn có chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, tượng phật Di Lặc và chùa Vạn Linh bao quanh hồ Thủy Liêm xanh ngắt. Trên núi có 5 vồ (vồ Bồ Hong, vồ Bà, vồ Ông Bướm, vồ Thiên Tuế, vồ Đầu), cùng nhiều con suối”, ông Năm thông tin.

2.jpg
Nếu sức khỏe không tốt thì đi cáp treo chỉ khoảng 15 phút đến đỉnh núi - Ảnh: Tô Văn

Ông Năm cho biết thêm, những ngôi chùa trên đây đều khoác gam màu trang nhã chấm phá giữa màu xanh của núi rừng. Tiếng chim ríu rít rộn vang trên những ngọn cây, chuông chùa khẽ điểm khiến cảnh sắc càng thêm thanh tịnh. Xen kẽ các ngôi chùa là những hàng quán bán nhiều đặc sản địa phương như mủ gòn, hạt é, nước thốt nốt, đường thốt nốt. Đặc biệt nhất là món bánh xèo ăn kèm với rau rừng gồm nhiều loại rau, lá cây được hái xung quanh núi.

3.jpg
Trên đỉnh Thiên Cấm Sơn có chùa Phật Lớn, chùa Phật Nhỏ, tượng phật Di Lặc và chùa Vạn Linh - Ảnh: Dương Việt Anh

Hành trình leo núi của PV bắt đầu từ chân núi men con đường mòn dưới hàng cây xoài, dâu, sầu riêng… đang đua nhau đâm chồi nảy lộc. Thi thoảng lại bắt gặp những khóm hoa dại với đủ sắc màu. Con đường mòn có những đoạn đường dốc thẳng đứng, phải kéo tay nhau mới qua nổi, càng lên cao không gian liên tục thay đổi theo sự quanh co của cung đường.

4.jpg
Một du khách nữ đến cúng viếng khi những tia nắng cuối ngày dần tắt nơi chóp núi - Ảnh: Dương Việt Anh

Tuy mệt nhưng thú vị lắm. Thành quả đạt được là đã ở trên đỉnh núi lúc hoàng hôn, khi ấy ông mặt trời sắp lặn, những tia nắng cuối ngày nơi chóp núi, cùng với mây, gió và đại ngàn tạo nên khung cảnh đẹp đến mê người. Đặt chân lên điểm cao nhất ở Thiên Cấm Sơn mới cảm thấy ý nghĩa thực sự của hành trình, cảnh sắc bao la, hùng vĩ.

5.jpg
Đặc biệt nhất là món bánh xèo tại Thiên Cấm Sơn ăn kèm với rau rừng được hái xung quanh núi - Ảnh: Tô Văn

Nói về du lịch ở Thiên Cấm Sơn, một cán bộ xã An Hảo cho biết: “Đến đây bà con thường “nhường” du khách chủ động làm quen rồi mới ân cần đón tiếp. Những năm gần đây, nhà nhà chung tay cùng các cấp chính quyền xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ hơn, những ngôi nhà kiên cố, khang trang thi nhau mọc lên, những con đường trải bê tông nối tới.

6.jpg
Bảng hướng dẫn du khách ở Thiên Cấm Sơn - Ảnh: Tô Văn

Đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên, người dân thi đua phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự. Các nét văn hóa truyền thống được lưu giữ cùng với việc người dân tích cực trồng và giữ rừng đã giúp Thiên Cấm Sơn giữ được nét độc đáo của một xã vùng cao xa xôi”.

7.jpg
Một góc trên đỉnh Thiên Cấm Sơn - Ảnh Dương Việt Anh

Chia tay Thiên Cấm Sơn, PV không thể nào quên những cái ôm thật chặt của người dân tại đây, cái bắt tay lưu luyến không nỡ rời của những cán bộ ấp… Hẹn Thiên Cấm Sơn thơ mộng mà thanh bình một ngày gần nhất.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
An Giang: Lôi cuốn Thiên Cấm Sơn