Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 27.8 đã cảnh báo tình trạng bạo lực leo thang trong các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Hồng Kông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhưng bày tỏ sự tự tin là chính quyền thành phố có thể tự giải quyết bất ổn.

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tự tin có thể giải quyết bạo lực tại Hồng Kông

Hoàng Vũ | 27/08/2019, 18:46

Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 27.8 đã cảnh báo tình trạng bạo lực leo thang trong các cuộc biểu tình chống chính quyền ở Hồng Kông đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhưng bày tỏ sự tự tin là chính quyền thành phố có thể tự giải quyết bất ổn.

Theo Reuters, đây là phát biểu trước công chúng đầu tiên của bà Lâm kể từ khi biểu tình ở Hồng Kông leo thang mạnh mẽhồi cuối tuần trước. Hôm 25.8, cảnh sát Hồng Kông phải lần đầu tiên sử dụng xe vòi rồng và ném hơi cay để trấn áp đám đông biểu tình, những người dùng gạch và bom xăng ném vào lực lượng an ninh.

Bà Lâm - nhà lãnh đạo ủng hộ Bắc Kinh, tuyên bố chính quyền Hồng Kông có thể tự giải quyết tình trạng bất ổn hiện nay và sẽ không từ bỏ nỗ lực xây dựng một nền tảng đối thoại giữa chính quyền và người biểu tình, nhưng nhấn mạnh hiện tại chưa phải thời điểm thích hợp để mở cuộc điều tra độc lập về cuộc khủng hoảng hiện nay ở Hồng Kông - một trong số những yêu cầu trọng tâm mà người biểu tình đưa ra đối với chính quyền của bà.

"Chúng ta nên chuẩn bị cho sự hòa giải trong xã hội bằng cách đối thoại. Chúng tôi muốn chấm dứt tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông. Chính quyền vẫn chưa mất quyền kiểm soát tình hình", trưởng đặc khu khẳng định.

Các cuộc biểu tình liên tiếp diễn ra suốt hơn 12 tuần qua đã tạo nên một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng nhất ở Hồng Kông kể từ khi được trao trả về Trung Quốc 22 năm trước.

Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga cũng đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.

Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồmrút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn; mở cuộc điều tra độc lập về hành động trấn áp của cảnh sát; ngừng mô tả các cuộc biểu tình là bạo loạn; không buộc tội những người bị bắt và nối lại cải cách chính trị, được đáp ứng.

Trong một tuyên bố đưa ra ngày 26.8, chính quyền Hồng Kông đã cảnh báo tình trạng bạo lực đang đẩy thành phố này tới bờ vực nguy hiểm hơn sau nhiều tuần đụng độ. Trong các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua, cảnh sát đã lần đầu tiên phải nổ súng, đồng thời tiến hành bắt giữ 86 người.

Hoàng Vũ (theo Reuters)
Bài liên quan
Người Nhật đau đầu đối phó với nạn cát vàng đến từ Trung Quốc
Cát vàng là bụi có nguồn gốc từ các sa mạc nội địa của Trung Quốc và Mông Cổ, được gió thổi đến quần đảo Nhật Bản, thường là từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - Môi trường khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga tự tin có thể giải quyết bạo lực tại Hồng Kông