Cho rằng việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhấn mạnh vấn đề ở đây không chỉ là vốn đầu tư, mà đội ngũ nhân lực trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của dự án .

Bà Phạm Chi Lan: 'Dừng dự án điện hạt nhân là sáng suốt'

Trí Lâm | 10/11/2016, 18:48

Cho rằng việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là đúng đắn, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhấn mạnh vấn đề ở đây không chỉ là vốn đầu tư, mà đội ngũ nhân lực trong nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của dự án .

Dừng dự án điện hạt nhân là đáng mừng

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng,việc dừng triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là tín hiệu rất đáng mừng, thể hiện sự dũng cảm của Chính phủ và Quốc hội.

Theo ông Doanh, hiện nay, có nhiều nguồn điện khác rẻ hơn, sạch hơn điện hạt nhân mà Việt Nam có thể tăng cường đầu tư như điện gió, điện mặt trời... Hơn nữa, điện hạt nhân vẫn chưa đảm bảo an toàn 100%, nếu như xảy ra hiện tượng phóng xạ hay ô nhiễm thì sẽ rất nguy hiểm.

“Điều này cũng thể hiện sự lắng nghe của Chính phủ, đây là điều rất đáng mừng” – ông Doanh nói.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Minh Duệ (Hiệp hội Năng lượng Việt Nam) cũng cho rằngviệc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận thời điểm này là hợp lý. Lý do là điện hạt nhân tốn quá nhiều vốn đầu tư và đặt ra nhiều băn khoăn về vấn đề ô nhiễm môi trường. Để có thể đảm bảo được nguồn cung điện, Chính phủ cần đẩy nhanh để phát triển các nhà máy điện đang chậm tiến độ, tập trung đầu tư phát triển các dự án điện năng lượng tái tạo.

Trao đổi với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng việc dừng nhà máy điện hạt nhân là đúng đắn, sáng suốt. Khi nào trình độ quản trị, công nghệ, nguồn vốn tốt hơn thì nghĩ đến cũng chưa muộn. Bởi vì dự án điện hạt nhân thì cái phức tạp không chỉ vốn nhiều mà còn khó khăn về kỹthuật, nhân lực mà Việt Nam chưa thể đủ sức làm ngay được, bà nhấn mạnh.

Bà Lan cũng cho rằng điều này sẽ làm giảm đi sự lo lắng của người dân khi họ sợ xảy ra thảm họa phóng xạ bởi nhiều nước tiên tiến hơn còn bị. Nhà nước cũng giảm đi nỗi lo canh cánh là “tiền đâu để làm”. Hơn nữa, Ninh Thuận cũng bớt đi một dự án treo khiến nhiều nhà đầu tưngại đến, không dám đầu tư.

Còn về việc thiếu điện, chuyên gia này cho rằng việc thiếu ở mức nào cần phải đánh giá đầy đủ và xác đáng hơn để đầu tư cho phù hợp. Ngoài ra cần phải chống thất thoát điện, sử dụng điện hợp lý, tránh lãng phí.

Hiệu quả đầu tư và nhu cầu không cao

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, ông Dương Quang Thành - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Namcho biết, việc Chính phủ trình dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận chủ yếu do hiệu quả đầu tư thấp và nhu cầu không đến mức cấp thiết như dự báo trước đó.

Theo ông Thành, việc đầu tư điện hạt nhân hiện nay không cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác về mặt kinh tế. Cụ thể, các tính toán mới cho thấy giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng điện năng khoảng 11%, 2021-2030 là 7-8%, thấp hơn nhiều bối cảnh năm 2009 khi Chính phủ trình Quốc hội dự án điện hạt nhân. Thời điểm đó, nhu cầu tăng trưởng điện ở mức 17-20%, Do đó, Chính phủ lấy phương án 22% là phương án điều hành để đảm bảo đủ điện.

Hơn nữa, theo ông Thành, trong quy hoạch sơ đồ điện 7 Chính phủ mới duyệt không có nhà máy điện hạt nhân đến 2030. Đồng thời, việc cung ứng điện từ nay đến 2030 thìThủ tướng đã đưa ra nhiều nguồn khác nhau, trong khi nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước đây.

Hiện nay, miền Nam được dự đoán sẽ thiếu điện trong giai đoạn 2018-2019 bởi nhu cầu tiêu thụ điện cao và các nhà máy điện chậm tiến độ. Do đó theo ông Thành việc dừng dự án điện hạt nhân không liên quan gì đến việc thiếu điện của miền Nam vì theo kế hoạch phải sau đó 10 năm điện hạt nhân Ninh Thuận mới cấp điện.

Nói với báo chí tại Quốc hội, Phó chủ nhiệm UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Lê Hồng Tịnh nhận định rằngviệc dừng dự án điện hạt nhân là hợp lý, nếu tiếp tục thì còn tiêu tốn thêm nhiều tiền nữa, có thể gây hậu quả, tác động lớn hơn, nhất là trong bối cảnh nợ công đang quá trần và nhức nhối vấn đề môi trường như hiện nay. Hơn nữa hiện tại nhiều nước cũng đã bỏ điện hạt nhân, vì thế chúng ta phải chấm dứt càng sớm càng tốt.

Hơn nữa, ông Tịnh cho rằng, vị trí dự kiến xây dựng dự án điện ở Ninh Thuận lại rất gần khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tiếp giáp với khu vực chiến lược mà nhiều người rất quan tâm mà khi bắt đầu dự án Việt Nam chưa lường tới.

Theo chương trình vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh vào ngày 9.11, hôm nay (10.11), Quốc hội họp riêng để nghe Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình dự thảo nghị quyết về việc dừng thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, sau đó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày báo cáo thẩm tra nội dung này.

Tổng mức đầu tư 200 nghìn tỉ, đội vốn lên 400 nghìn tỉ

Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (gồm nhà máy I và II) được Quốc hộithông qua năm 2012với công suất trên 4.000 MW. Tổng mức đầu tư dự kiến 200 nghìntỉ đồng, trong đó phía đối tác Nga đồng ý cho vay 10,5 tỉ USD và Nhật cũng đồng ý cho vay vốn ODA để thực hiện dự án, tuy nhiên hiện nay tổng vốn đã đội lên 400 nghìn tỉ đồng. Theo dự kiến dự án sẽ được khởi công vào năm 2014 và đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020. Sau đó sẽ căn cứ vào tình hình chuẩn bị, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định thời điểm khởi công xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Tuy vậy, việc xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã phải lùi lại nhiều lần do còn tồn tại nhiềulo ngại về các vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh.

Hoàng Long
Bài liên quan
Triều Tiên phản ứng trước sự mở rộng ‘ô hạt nhân’ của Mỹ
Trong bối cảnh mối quan hệ quốc phòng giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc ngày càng sâu sắc, truyền thông nhà nước Triều Tiên đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, gọi đây là một "liên minh hạt nhân" đang làm gia tăng sự bất ổn tại khu vực hâu Á - Thái Bình Dương.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Phạm Chi Lan: 'Dừng dự án điện hạt nhân là sáng suốt'