Trong cuộc phỏng vấn của BBC, bà Aung San Suu Kyi đã mất bình tĩnh và đưa ra một nhận xét phản đối người dẫn chương trình - vốn là một người Hồi giáo.

Bà Suu Kyi thể hiện thái độ tức giận khi người Hồi giáo phỏng vấn

Một Thế Giới | 27/03/2016, 11:00

Trong cuộc phỏng vấn của BBC, bà Aung San Suu Kyi đã mất bình tĩnh và đưa ra một nhận xét phản đối người dẫn chương trình - vốn là một người Hồi giáo.

Sau khi người dẫn chương trình của BBC, Mishal Husain, chất vấn về các hoạt động bạo lực chống lại người Hồi giáo Rohingya tại Myanmar, chính trị gia Aung San Suu Kyi đã mất bình tĩnh và đưa ra một nhận xét về người dẫn chương trình. “Không ai nói với tôi rằng tôi sẽ được phỏng vấn bởi một người Hồi giáo”, bà Suu Kyi nói khá nhỏ sau cuộc phỏng vấn của BBC.

Mishal Husain, 43 tuổi, đến từ Pakistan, là người dẫn chương trình BBC Radio 4’s Today. Trong cuộc phỏng vấn bà Suu Kyi, Chủ tịch đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của Myanmar, Husain đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến hoạt động bạo lực chống lại người Hồi giáo ở Myanmar. Tuy nhiên, bà Suu Kyi đã từ chối lên án các hoạt động và tỏ ra mất bình tĩnh sau đó.

Theo hãng tin The Telegraph, bà Suu Kyi nói rằng: “Tôi nghĩ cũng có rất nhiều Phật tử đã rời khỏi đất nước, không riêng người Hồi giáo, vì những lý do khác nhau…Đây là hậu quả của chế độ độc tài”.

Hàng chục ngàn người Rohingya theo đạo Hồi tại bang Rakhine đã chạy trốn khỏi quốc gia Đông Nam Á, do tình trạng đói nghèo và khủng bố ở miền tây Myanmar kể từ khi các hoạt động bạo lực liên quan đến vấn đề tôn giáo nổ ra vào năm 2012. Một số nhà phân tích gọi các hoạt động này là “bằng chứng mạnh mẽ” cho thấy sự diệt chủng, và kêu gọi quốc tế tiến hành các cuộc điều tra.

Năm 2015, bà Suu Kyi, biểu tượng hòa bình toàn cầu, đối mặt với nhiều chỉ trích khi không lên tiếng ủng hộ đối với những người Hồi giáo bị giới chức Myanmar bắt giữ.

Ngoài ra vào ngày 24.3, Tổ chức Ân xá Quốc tế đã kêu gọi bà Suu Kyi và chính phủ mới trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị khi Myanmar chuyển giao quyền lực vào tuần tới. Các nhà phân tích cho rằng, việc trả tự do cho tù nhân chính trị là cơ hội để Myanmar thoát khỏi sự đàn áp của chính quyền quân sự cũ, trong quá trình chuyển đổi quyền lực lịch sử.

Champa Patel, Giám đốc Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đông Nam Á, cho rằng: “Khuôn khổ pháp lý của Myanmar như một cuốn sách về đàn áp, và nhà chức trách nước này trong những năm gần đây ngày càng sử dụng nó nhiều hơn để bịt miệng người bất đồng chính kiến”.

Hàn Giang (theo The Indian Express)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bà Suu Kyi thể hiện thái độ tức giận khi người Hồi giáo phỏng vấn