Giữa tháng 6, CNN đã có bài viết khẳng định El Nino đã xong và giờ là lúc chuẩn bị đối phó với La Nina. Nhưng một hiện tượng thời tiết bất thưởng xảy ra Nam bán cầu khiến người ta lo ngại El Nino tái xuất.
Kiến thức - Học thuật

Bản sao của El Nino bất ngờ xuất hiện trở lại ở Nam bán cầu

Anh Tú 12:31 26/07/2024

Giữa tháng 6, CNN đã có bài viết khẳng định El Nino đã xong và giờ là lúc chuẩn bị đối phó với La Nina. Nhưng một hiện tượng thời tiết bất thưởng xảy ra Nam bán cầu khiến người ta lo ngại El Nino tái xuất.

Các mô phỏng mới trên máy tính cho thấy một mô hình khí hậu giống El Niño bắt đầu nhen nhóm gần New Zealand và Úc, và có thể gây ra những thay đổi nhiệt độ trên khắp Nam bán cầu. Mô hình này bắt đầu với vùng biển ấm lên gần New Zealand và Úc gây ra một làn sóng thay đổi nhiệt độ ở phía nam đường xích đạo.

Các nhà khoa học về khí hậu đã biết về một mô hình thời tiết ảnh hưởng đến sự biến động nhiệt độ bề mặt biển trong khu vực kể từ năm 2021, nhưng họ không hiểu cách thức hoạt động của nó.

Trong một nghiên cứu mới được công bố vào đầu tháng 7 trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý: Đại dương, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên đã mô phỏng thành công mô hình này. Họ đặt tên cho hiện tượng khí hậu này là "Mô hình Sóng 4 quanh cực Nam bán cầu" (SST-W4). Sở dĩ gọi vậy là do mô hình thể hiện nhiệt độ bề mặt biển dao động theo từng năm từ tháng 12 đến tháng 2, theo kiểu tuần hoàn gồm bốn vùng ấm và lạnh xen kẽ.

Tác giả chính của nghiên cứu Balaji Senapati đến từ Đại học Reading ở Anh, cho biết: "Khám phá này giống như tìm ra một công tắc mới trong khí hậu của Trái đất. Nó cho thấy một khu vực tương đối nhỏ của đại dương có thể có tác động sâu rộng đến thời tiết và các kiểu khí hậu toàn cầu".

Mô hình kiểu SST-W4 này có một số đặc điểm giống với El Niño, một chu kỳ khí hậu ở Thái Bình Dương ảnh hưởng đến các kiểu thời tiết trên toàn thế giới và có tác động làm thời tiết nóng lên. Tuy nhiên, SST-W4 xảy ra độc lập với El Niño và các hệ thống thời tiết đã biết khác.

Để theo dõi SST-W4, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chương trình khí hậu có tên là SINTEX-F2 để mô phỏng điều kiện khí hậu trong 300 năm.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố SST-W4 giống như sóng gợn ra từ điểm bắt đầu của nó ở vùng cận nhiệt đới phía tây nam Thái Bình Dương và di chuyển quanh Nam bán cầu theo gió tây mạnh.

Bây giờ các nhà nghiên cứu đã nắm bắt được SST-W4, họ có thể dự đoán tốt hơn các sự kiện thời tiết ở phía nam đường xích đạo. Senapati cho biết: "Hiểu được hệ thống thời tiết mới này có thể cải thiện đáng kể dự báo thời tiết và dự đoán khí hậu, đặc biệt là ở Nam bán cầu. Nó có thể giúp giải thích những thay đổi khí hậu trước đây vẫn còn là bí ẩn và có thể cải thiện khả năng dự đoán thời tiết và các sự kiện khí hậu khắc nghiệt của chúng ta".

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
42 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bản sao của El Nino bất ngờ xuất hiện  trở lại ở Nam bán cầu