George Varughese – chủ tịch Hiệp hội luật sư Malaysia thừa nhận có những lo ngại về cách hành xử “tiêu chuẩn kép” trong vụ liên quan đến Đoàn Thị Hương đồng thời khẳng định để dư luận khỏi bàn tán thì ông Thomas nên bạch hóa lý do quyết định tha bổng Siti Ayesha.
Malaysia xét xử vụ ám sát ông Kim Jong-nam đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Và mọi chuyện càng trở nên đáng quan tâm thì tòa án Malaysia tuyên bố phóng thích nghi can người Indonesia Siti Ayesha trong lúc tiếp tục giam giữ, xét xử với Đoàn Thị Hương.
Chính báo chí Malaysia cũng cảm thấy bất thường trong cách hành xử như vậy. Việc tòa án Malaysia thả Siti Ayesha là do có bên công tố rút lại lời buộc tội và chuyện này có sự can thiệp từ Tổng Chưởng lý (hay Bộ trưởng Tư pháp) Malaysia Tommy Thomas.
Trang The Star cho biết sau khi có những quyết định gây tranh cãi trong vụ xét xử trên và khiến báo chí thế giới rùm beng thì đã có nhưng câu hỏi dành cho ông Thomas. Tuy nhiên, ông lảng tránh báo chí và chỉ trả lời ngắn gọn là: “miễn bình luận”. Lúc này, ông Thomas đang dành thời gian chăm sóc người mẹ của mình, theo The Star.
Trong khi đó, ông George Varughese – chủ tịch Hiệp hội luật sư Malaysia thừa nhận có những lo ngại về cách hành xử “tiêu chuẩn kép” dù cho rằng ông Thomas có quyền hạn để đưa ra quyết định trên. Varughese khẳng định để dư luận khỏi bàn tán thì ông Thomas nên bạch hóa lý do quyết định tha bổng Siti Ayesha.
Trước đó, báo chí Indonesia dù vui mừng khi đồng hương Siti Ayesha được thả nhưng vẫn bày tỏ thái độ khó hiểu trước cách tha bổng như ban phát ơn huệ của Malaysia. Báo chí Indonesia cho rằng nếu Siti Ayesha vô tội và được thả thì tòa cũng phải tuyên bố rõ lý do.
Trang Viva của Indonesia nêu: “Trong trường hợp của Siti Aisyah, thẩm phán đã phóng thích cô vì công tố viên đã rút lại các cáo buộc. Bị cáo buộc, nhưng không có đủ bằng chứng để bắt giữ một người phụ nữ sống ở Malaysia trong nhiều năm. Trong khi ra tòa, Công tố viên Iskandar Ahmad đã không truyền đạt lý do chính xác và chi tiết vì sao đã rút các cáo buộc chống lại Siti. Họ chỉ đề cập rằng các yêu cầu đã được rút lại và Siti Aisyah được mời rời khỏi Malaysia, trích dẫn từ Business Times.
Ngay từ đầu, cả Siti và một phụ nữ Việt Nam tên Đoàn Thị Hương đều phủ nhận thực hiện vụ sát hại Kim Jong-nam. Họ cho biết được một người có vẻ ngoài Á Đông yêu cầu bôi một loại chất lên mặt của Kim Jong-nam khi ở sân bay. Họ được giải thích là đang tham gia chương trình "chơi khăm" trên truyền hình và được trả tiền thù lao.
Nhưng hóa ra, thứ chất (bôi lên mặt) sau đó được phát hiện là chất độc gây chết người, chất độc thần kinh VX đã nhanh chóng khiến Kim Jong-nam tử vong.
Trong quá trình xét xử, các bằng chứng cho thấy có bốn người từ Triều Tiên đã vào Malayia trước khi vụ giết người xảy ra và sau vụ việc, họ lập tức trốn khỏi Kuala Lumpur. Bốn người bị nghi ngờ nhưng không liên lạc được vì họ đã quay trở lại Triều Tiên trước đó. Bình Nhưỡng phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ việc này.
Bây giờ Siti Aisyah được tự do. Trái lại, Đoàn Thị Hương, cô gái Việt Nam vẫn bị giam giữ ở Malaysia và tiếp tục đối mặt với phiên tòa”.
Thực ra, trong vụ việc xét xử trên, chúng tôi cho rằng dù ở đâu cũng phải thượng tôn luật pháp và xét xử một cách công bằng, minh bạch. Do vậy, phíaMalaysia nên loan báorõ ràng tại sao lạithả Siti Aisyah và tại sao lại tiếp tục giam giữ Đoàn Thị Hương để tất cả cùng rộng đường thông tin. Còn nếu Siti Aisyah được thả trong lúc Đoàn Thị Hương tiếp tục bị giam giữ mà không có lý do nào được nêu một cách công khai thì không tránh khỏi suy nghĩ rằnghệ thống tư pháp của Malaysia đang áp dụng “tiêu chuẩn kép” khi xử lý vụ việc.
Nghị sĩ Malaysia chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp vì không phóng thích Đoàn Thị Hương
Bernamadẫn thông cáo của nghị sĩ Ramkarpal Singh cho hay việc tòa án tiếp tục xét xử Đoàn Thị Hương nhưng lại phóng thích nghi phạm Siti Aisyah, "nhất là khi cả hai cùng chịu cáo buộc như nhau, là chưa từng có tiền lệ và rất đáng tiếc".
Theo nghị sĩ ở bang Penang, nếu cáo buộc với Siti được rút lại vì Bộ trưởng Tư pháp Malaysia Tommy Thomas cho rằng Triều Tiên đứng sau nghi án Kim Jong-nam, thì Hương cũng nên được trả tự do.
"Không nghi ngờ gì, Bộ trưởng Tư pháp có quyền dừng quá trình tố tụng với Siti như ông ấy đã làm, nhưng tại sao ông ấy không làm tương tự với trường hợp của Đoàn Thị Hương?", nghị sĩ Ramkarpal nói.
Ông cho rằng cách hành xử bất nhất của ông Thomas là "không thể tin được và làm dấy lên những câu hỏi về quyền hạn của Bộ trưởng Tư pháp", nhất là khi thẩm phán từng tuyên bố đã xác lập đủ bằng chứng để buộc tội hai nghi phạm và cho phép họ bước vào phiên biện hộ.
Vì Bộ trưởng Tư pháp Malaysia không nêu ra lý do khiến ông phóng thích Siti, Hương sẽ không bao giờ biết tại sao cô bị đối xử khác với cô gái Indonesia. "Nếu bị kết tội, Hương sẽ luôn thắc mắc Siti có tội như mình không. Trong những trường hợp như này, quan điểm của Bộ trường Tư pháp nên được công khai, nhất là khi vấn đề này liên quan đến mạng sống", ông Ramkarpal nói thêm.
VNE