Vụ cựu Cục trưởng Nội chính Hồng Kông (TQ) Hà Chí Bình (Patrick Ho) bị bắt với cáo buộc tổ chức kế hoạch hối lộ hàng loạt quan chức châu Phi. Theo CNN, vụ của ông Hà Chí Bình không phải là vấn đề cá nhân, mà là một trong những minh chứng hiếm hoi giúp giải thích vì sao công việc làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi lại phát triển mạnh như vậy.

Báo chí Mỹ mổ xẻ vụ cáo buộc ông Hà Chí Bình hối lộ các quan chức châu Phi

Cẩm Bình | 18/02/2018, 18:45

Vụ cựu Cục trưởng Nội chính Hồng Kông (TQ) Hà Chí Bình (Patrick Ho) bị bắt với cáo buộc tổ chức kế hoạch hối lộ hàng loạt quan chức châu Phi. Theo CNN, vụ của ông Hà Chí Bình không phải là vấn đề cá nhân, mà là một trong những minh chứng hiếm hoi giúp giải thích vì sao công việc làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi lại phát triển mạnh như vậy.

Theo CNN, cuối tháng 11.2017, ông Hà Chí Bình cùng cựu Ngoại trưởng Senegal Cheikh Gadio bị bắt tại New York dovi phạm Đạo luật về hành vi tham nhũng ở nước ngoài (FCPA) và phạm tội rửa tiền.

Theo các công tố viên Mỹ, cả hai ông bị bắt do đã đề nghị khoản hối lộ 2 triệu USD cho Tổng thống Chad “để đạt được những quyền lợi dầu mỏ giá trị” cho một công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, ông Hà Chí Bình còn chuyển 500.000 USD cho một tài khoản mang tên của Ngoại trưởng Uganda, người giữ vai trò Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc giai đoạn 2014 – 2015, thông qua hệ thống ngân hàng New York.

Ngày xét xử hai bị cáođã được ấn định, ngày 5.11.2018. Tuy không chịu nhận tội, nhưng với rất nhiều bằng chứng thì ông Hà Chí Bình (năm nay 68 tuổi, sức khỏe yếu) có thể phảisống phần đời còn lại trong tù. Các chuyên gia đang mong đợi liệu ông có khai ra những bên có dính líu khác để giảm mức án phải chịu hay không.

Làm sao để hối lộ một lãnh đạo châu Phi?

Theo tài liệu và email mà Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) thu thập được đáng tin cậy, thì ông Hà Chí Bìnhvà ôngGadio đã lên một kế hoạch rất chi tiết để tiếp cận và hối lộ một quan chức châu Phi.

Ông Hà Chí Bìnhtiếp cận ôngGadio vào cuối năm 2014, khi mà Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC) bị chính phủ Chad phạt 1,2 tỉUSD và bị tước giấy phép dovi phạm các quy định bảo vệ môi trường. ÔngHà Chí Bìnhđã nhờ ôngGadio, “bạn thân thiết” của Tổng thống Chad, tìm cách giải quyết.

Trước đó, Công ty CEFC Energy đóng tại Thượng Hải đã hy vọng sẽ liên doanh với CNPC để tham gia vào thị trường dầu mỏ Chad. CEFC là đơn vị tài trợ cho Ủy ban Quỹ năng lượng Trung Quốc, một tổ chức nghiên cứu năng lượng do ông Hà điều hành.

Ông Gadio đã gọi điện và sau đó được cho là đã bay sang gặp trực tiếp Tổng thống Chad Idriss Deby, để truyền đạt đề nghị “cấp một khoản hỗ trợ tài chính bí mật” mà ôngHà Chí Bìnhđưa ra.

Sau đó, Chad giảm tiền phạt CNPC xuống còn 400 triệu USD. Tuy nhiên, triển vọng CEFC Energy liên doanh với CNPC vẫn chưa được bàn, nên ôngHà Chí Bìnhquyết định gặp trực tiếp ông Derby để bàn về một thỏa thuận độc lập cho CEFC.

Hai ôngHà Chí Bìnhvà Gadio đã trao đổi để tìm cách đến Chad một cách kín đáo. Thay vì bay tới thủ đô N'Djamena, nơi rất dễ bị phát hiện, ông Gadio đã quyết định tổ chức một cuộc gặp tại một ngôi làng ở giữa sa mạc, từ Ethiopia có thể bay trực tiếp đến đây.

Cuộc gặp vào tháng 11 diễn ra trong 2tiếng, có hình ảnh chứng minh các ôngHà Chí Bình, Gadio và Derby đã gặp nhau. Trong một email gửi cho ôngHà Chí Bìnhsau cuộc gặp, ông Gadio đã đề nghị ôngHà Chí Bìnhnên đưa ra một đề nghị tài chính lớn cho Tổng thống Chad, khi ông này có thái độ rất tốt khi thương lượng.

Phía CEFC tháng 11.2017 ra thông cáo cho biết công ty không hề có bất cứ hoạt động đầu tư nào ở Uganda, cũng như không tồn tại cái gọi là “quan hệ lợi ích” với chính quyền Chad.

Hai chính phủChad và Uganda cũng đã lên tiếng phủ nhận lãnh đạo của mình có dính líu trong vụ việc .

“Lợi thế cạnh tranh” của Trung Quốc

TheoCNN,vụ của ông HàChí Bình không phải là vấn đề cá nhân, mà là một trong những minh chứng hiếm hoi giúp giải thích vì sao công việc làm ăn của các doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi lại phát triển mạnh như vậy.

Giáo sư Andrew Spalding chuyên về luật chống tham nhũng của Đại học Richmond, cho biết: “Các công ty phương Tây ở châu Phi từ lâu đã lên tiếng về lợi thế cạnh tranh của đối thủ Trung Quốc ở lục địa này. Và sự hiện diện thương mại tăng một cách chóng mặt của Bắc Kinh tại đây đã xác nhận.

Chỉ tính riêng thương mại hàng hóa, kim ngạch thương mại Trung Quốc - châu Phi năm 2015 đã đạt 188 tỉUSD, trong khi của Mỹ chỉ có 53 tỉUSD. Khi Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất, các doanh nghiệp của nước này đã tăng cường hoạt động kinh doanh ở những nước châu Phi có tỷ lệ tham nhũng cao. Trong xếp hạng tham nhũng 2016, 13 quốc gia vùng hạ Sahara nằm trong tốp 30 quốc gia cuối bảng xếp hạng.

Theo Rob Precht, Chủ tịch tổ chức nghiên cứu luật Justice Labs: “Nếu tôi là một công ty Mỹ và muốn có được một thỏa thuận làm ăn, đặc biêt là ở châu Phi và những vùng kém phát triển, và tôi đang tiếp cận các quan chức châu Phi nhưng bị cho ra rìa vì công ty Trung Quốc đã hối lộ họ. Điều này thật sự sốc”.

Giáo sư Spalding cho biết không như các doanh nghiệp Anh, Mỹ đã hoạt động căn cứ theo FCPA và Đạo luật chống hối lộ Anh trong nhiều năm, Trung Quốc tuy cũng có luật chống hối lộ ở nước ngoài nhưng không hề có biện pháp gì để thi hành luật này.

Chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình gây tiếng vang lớn trong nước, nhưng dường như bỏ qua hoạt động hối lộ ở nước ngoài.

“Trong hàng thế kỷ, hối lộ bị xem nhẹở Trung Quốc. Nhưng khi nước này thành một phần của cộng đồng quốc tế, thì những vấn đề này càng lúc càng quan trọng”, theo ông Precht.

Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump năm 2012 đã tỏ ý không ủng hộ áp dụng FCPA cho các doanh nghiệp nước ngoài, nhưng sau vụ của Hà Chí Bình thì có lẽ ông phải suy nghĩ lại.

CNN dẫn lời vài chuyên gia về quan hệ Trung Quốc - châu Phi cho biết họ tin rằng chuyện Trung Quốc thực hiện hành vi tham nhũng ở lục địa này là phổ biến, nhưng các chuyên gia không có ý định phanh phui vì sợ Trung Quốc trả đũa cũng như vì rất khó thu thập được bằng chứng.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo chí Mỹ mổ xẻ vụ cáo buộc ông Hà Chí Bình hối lộ các quan chức châu Phi