Tờ Politico (Mỹ) nhận định, thái độ của Tổng thống Pháp đối với nỗ lực phòng vệ của Ukraine rất “khó hiểu”. Paris dường như đang phòng ngừa rủi ro bằng cách theo đuổi đối thoại với Nga, và khuyến khích nhu cầu “đảm bảo an ninh” cho Moscow.

Báo Mỹ: Tổng thống Pháp muốn đồng minh 'đảm bảo an ninh' cho Nga

Hoàng Vũ | 15/02/2023, 14:20

Tờ Politico (Mỹ) nhận định, thái độ của Tổng thống Pháp đối với nỗ lực phòng vệ của Ukraine rất “khó hiểu”. Paris dường như đang phòng ngừa rủi ro bằng cách theo đuổi đối thoại với Nga, và khuyến khích nhu cầu “đảm bảo an ninh” cho Moscow.

Theo bảng xếp hạng của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, đóng góp của Pháp cho Ukraine xét về tổng thể thấp hơn đáng kể so với Đức. Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz lại phải hứng chịu những lời chỉ trích nặng nề về tốc độ “chậm chạp” trong quyết định gửi xe tăng Leopard 2 tới Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã đồng ý cung cấp lựu pháo Caesar, và một hệ thống phòng không MAMBA cho Ukraine. Tuy nhiên nỗ lực hỗ trợ tổng thể của Pháp vẫn thấp hơn nhiều so với cam kết.

Tính đến tháng 11 năm ngoái, Ba Lan đã cam kết nhiều hơn 3 tỉ euro viện trợ, trong khi Anh đã cung cấp hơn 7 tỉ euro. Ngược lại, Pháp chỉ đưa ra đề nghị trị giá 1,4 tỉ euro.

e61df8fb-1a69-4b7c-87c2-2a30f222cb79-scaled.jpg
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: Reuters

Khi Tổng thống Volodymyr Zelensky rời Ukraine để thăm các nhà lãnh đạo phương Tây vào tuần trước, Paris đã không đưa ra lời mời chính thức - và cuộc gặp với ông Macron gần như đã không diễn ra.

Tổng thống Pháp ban đầu dự định dành cả buổi tối cho gia đình. Theo một quan chức của Điện Elysée, các trợ lý của ông Macron đã vội vàng gửi lời mời và sắp xếp cho chuyến thăm của ông Zelensky vào phút chót.

Pháp theo đuổi con đường giải quyết xung đột tại Ukraine khác với đồng minh phương Tây

Trong một cuộc phỏng vấn với Politico, cựu Tổng thống Pháp François Hollande nói rằng, sẽ rất hợp lý khi đối thoại với Tổng thống Nga Vladimir Putin trước khi cuộc chiến xảy ra để “tước bỏ bất kỳ lý lẽ hay viện cớ nào của ông ấy”.

“Năm 2022 là một năm của nhiều cơ hội bị bỏ lỡ. Ông Macron đã dành 15 ngày để đi khắp nơi nói với tất cả những người muốn lắng nghe rằng Nga yêu cầu đảm bảo an ninh, như thể Moscow chưa đủ trưởng thành để tự mình yêu cầu những điều đó”, ông Heisbourg nói.

Đối với sự đóng góp “hời hợt” của Paris cho nỗ lực phòng vệ của Ukraine, các quan chức Pháp lập luận rằng, với tư cách là cường quốc quân sự hàng đầu của châu Âu, Paris có các trách nhiệm an ninh khác, cụ thể là bảo vệ sườn phía nam của châu Âu và phải duy trì một số năng lực.

Giới chức Pháp cũng khẳng định rằng việc gửi xe tăng Leclerc cho Ukraine "là không hợp lý" vì chúng không còn được sản xuất và không thể dễ dàng thay thế.

“Hoặc là làm như vậy hoặc không làm gì cả. Ông Macron đã quyết định đúng đắn. Tôi không nghĩ chúng ta có thể đổ lỗi cho ông ấy về bất cứ điều gì", một nhà ngoại giao Pháp nói.

Con đường lãnh đạo EU rộng mở của Pháp

Cựu tổng thống Pháp François Heisbourg - người đang làm cố vấn cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho rằng, tham vọng lớn hơn của ông Macron là đưa Pháp trở thành một nhà lãnh đạo châu Âu.

Nước Anh đã rời Liên minh châu Âu, loại bỏ một đối trọng tự do lớn đối với chủ nghĩa thống nhất của Pháp. Trong khi đó, Thủ tướng Olaf Scholz của Đức đã bị ràng buộc bởi liên minh chính trị. Berlin trước đó cũng bị chỉ trích vì đã phụ thuộc vào năng lượng của Nga.

Ngược lại, Pháp - một chính phủ ổn định - đã gặt hái những lợi ích về độc lập năng lượng nhờ sớm áp dụng năng lượng hạt nhân. Cựu tổng thống Heisbourg cho biết, đối với vị trí của Paris ở châu Âu, “con đường đã rộng mở”.

Cho đến nay, Paris là bên ủng hộ mạnh mẽ nhất cho phản ứng mạnh mẽ của EU đối với Đạo luật giảm lạm phát của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Khi đến Washington vào tháng 11, tổng thống Pháp trông rất giống một nhà lãnh đạo châu Âu đang giải quyết những bất bình và mang lại kết quả cho toàn bộ EU.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Pháp trong vai trò lãnh đạo kinh tế EU là chưa đủ. Paris cần phải quyết tâm hơn để trở thành người bảo đảm an ninh cũng như xây dựng sự đồng thuận cho Liên minh châu Âu.

“Chưa có ai thay thế bà Angela Merkel”, một nhà ngoại giao Đông Âu cho Politico biết khi được hỏi ai hiện đang “lãnh đạo” EU.

Khi cuộc chiến ở Ukraine gần tính bằng năm, Tổng thống Macron đã hướng tới sự hỗ trợ toàn diện hơn nhiều cho Kyiv. Trong bài phát biểu mừng năm mới tới người Pháp, ông đã hứa với người dân Ukraine sẽ giúp đỡ nước này cho đến khi “chiến thắng”.

Ông Macron cũng để ngỏ khả năng huấn luyện các phi công Ukraine trên các máy bay chiến đấu của phương Tây. “Hướng tới chiến thắng, hướng tới hòa bình, hướng tới châu Âu”, Tổng thống Pháp viết trên Twitter nhân chuyến thăm Paris của Tổng thống Zelensky hồi tuần trước.

Macron vẫn còn 3 năm tại vị, còn nhiều thời gian để nhân đôi mối quan tâm mới của ông với “chiến thắng” của Ukraine. Nhưng với các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối kế hoạch cải cách lương hưu hiện đang đeo bám nhiệm kỳ tổng thống của ông tại quê nhà thì “cơ hội của ông đang mờ dần”.

Bài liên quan
Đầu bếp Pháp cấm chuyên gia Michelin đến nhà hàng của mình
5 năm trước, đầu bếp người Pháp Marc Veyrat đưa Michelin ra tòa và thua kiện vì một bài đánh giá thiếu tích cực về món trứng rán phồng (soufflé) gây tranh cãi. Giờ đây ông quyết định cấm đội ngũ chuyên gia Michelin đến nhà hàng mới của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo Mỹ: Tổng thống Pháp muốn đồng minh 'đảm bảo an ninh' cho Nga