Lễ thả quả cầu pha lê trong đêm Giao thừa trên quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) đã có truyền thống từ hơn 100 năm nay.

Bất chấp COVID-19, người Mỹ vẫn hối hả chuẩn bị lễ thả quả cầu pha lê

Đan Thuỳ | 29/12/2020, 12:14

Lễ thả quả cầu pha lê trong đêm Giao thừa trên quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) đã có truyền thống từ hơn 100 năm nay.

Cho dù tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành nhưng nước Mỹ vẫn tất bật chuẩn bị cho Lễ thả quả cầu pha lê trong đêm Giao thừa trên quảng trường Thời đại.

Hãng tin AP cho biết vào ngày 27.12, các công nhân đã thay mới 192 mảnh tam giác pha lê trên quả cầu, khâu cuối cùng trước nghi thức thả quả cầu được diễn ra. Quả cầu pha lê tại quảng trường Thời đại có đường kính 3,65cm, được tạo nên từ 2.688 mảnh tam giác pha lê với nhiều kích thước khác nhau và phải cần đến 32.256 bóng đèn LED để thắp sáng. 192 mảnh pha lê sẽ được thay mới hàng năm và mỗi năm quả cầu pha lê lại mang một thông điệp và ý nghĩa riêng.

us-ny-crystal-ball-03-ap-1609122727046585165315.jpeg
Công nhân đang thay những mảnh tam giác pha lê trên quả cầu - Ảnh: Internet

Chủ đề năm 2020 của quả cầu pha lê là “Món quà hạnh phúc” mang ý nghĩa gửi gắm nhiều lời chúc bình an tới toàn thể người dân Mỹ trong một năm đầy biến động do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo truyền thống, quả cầu sẽ được thả xuống vào đúng 23h59 đêm giao thừa và mọi người sẽ cùng đếm ngược để mừng năm mới. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp tại Mỹ, dự kiến quảng trường Thời đại sẽ vắng bóng người trong ngày cuối cùng của năm 2020. Do đó, sự kiện thả quả cầu pha lê sẽ được trực tiếp trên truyền hình để người dân có thể theo dõi từ nhà.

us-ny-crystal-ball-01-ap-1609122086054178514937.jpeg

Lễ thả quả cầu pha lê trong đêm Giao thừa trên quảng trường Thời đại ở thành phố New York (Mỹ) đã có truyền thống từ hơn 100 năm nay.

Nghi thức đón năm mới đầu tiên được tổ chức trên quảng trường Thời đại diễn ra vào năm 1904, với mục đích nâng cao tầm vóc cho trụ sở mới của tờ tin tức New York Times, khi tờ báo lâu đời này tìm được một vị trí “đắc địa” hơn, đó chính là tại tòa nhà One Times Square ngày nay.

Thời điểm này, khoảng 200.000 người đã được mời tới trước tòa nhà One Times Square nơi để cùng tiệc tùng nguyên một ngày cuối năm trên đường phố quảng trường Thời đại, sự kiện kết thúc với màn pháo hoa khi năm mới đã điểm. Lúc này, quả cầu ánh sáng vẫn còn chưa xuất hiện.

148325035292873-1.jpg
Quả cầu pha lê lần đầu tiên xuất hiện là vào năm 1907 - Ảnh: Internet

Sau đó, chủ bút của tờ New York Times, ông Adolph Ochs muốn sự kiện tổ chức thường niên của báo thêm phần rực rỡ nên ông yêu cầu kỹ sư điện và chuyên gia thiết kế của báo cùng hợp tác làm quả cầu pha lê và lần đầu quả cầu xuất hiện là vào năm 1907.

Tờ báo chế tạo quả cầu nặng 317 kg với 100 bóng đèn 25 watt. Để tăng sự phấn kích, ban tổ chức đã thay đổi cách báo giờ của quả cầu. Nếu hoạt động như cách thông thường, 0h là thời điểm quả cầu bắt đầu được thả từ đỉnh. Thay vào đó, họ bắt đầu thả cầu vào 23h59 để thời điểm quả cầu chạm xuống đáy cột là thời khắc giao thừa, nhằm tạo hiệu ứng hình ảnh đặc sắc hơn.

Sự kiện vang dội này đã nhiều nước học theo với các biến tấu khác nhau. Bermuda thả mô hình củ hành trong khi tỉnh New Brunswick, Canada thả mô hình lá phong. Truyền thống thả quả cầu tại Mỹ được tiến hành đều đặn hàng năm, bắt đầu từ năm 1907. Chỉ có hai năm không tiến hành lễ hạ cầu, đó là năm 1942 và 1943.

du-lich-1.jpg
Không khí đón năm mới trên quảng trường Thời Đại - Ảnh: Internet

Trong danh sách những địa điểm đón năm mới tuyệt vời nhất thế giới, quảng trường Thời đại luôn đứng số 1. Không khí háo hức của hơn một triệu người có mặt trên quảng trường luôn được xem là khoảnh khắc tuyệt vời nhất trước khi bước sang thềm năm mới. Mỗi năm, sự kiện đón năm mới trên quảng trường Thời đại luôn được các kênh truyền hình Mỹ phát sóng trực tiếp, thu hút hàng trăm triệu người xem trên khắp thế giới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bất chấp COVID-19, người Mỹ vẫn hối hả chuẩn bị lễ thả quả cầu pha lê