Hiện nay, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang gặp cảnh ngập úng do triều cường. Tuy nhiên, tại ấp An Phú, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), người dân bức xúc trước tình trạng kênh mương cạn nước, ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

Bến Tre: Nhiều hộ dân bức xúc vì việc đóng đập ngăn mặn gây ô nhiễm

Mỹ Tho | 13/10/2022, 14:15

Hiện nay, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đang gặp cảnh ngập úng do triều cường. Tuy nhiên, tại ấp An Phú, xã An Khánh (Châu Thành - Bến Tre), người dân bức xúc trước tình trạng kênh mương cạn nước, ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Phượng, người dân ấp An Phú, xã An Khánh cùng các hộ dân sống trong khu vực rất bức xúc trước tình trạng kênh mương cạn nước, ô nhiễm. Nhiều ao cá nước cạn đáy do cống ngăn mặn, trữ ngọt tại đây đóng kín nhiều ngày. Đàn cá nuôi của gia đình bà Phượng bị ngộp chết do nguồn nước ao tù.

“Khi cống bị đóng lại, nước không ra vô được lâu ngày trở nên ô nhiễm. Nước thối quá nên cá không sống được. Tôi đề nghị nếu có đóng cống khi nước bên ngoài cao quá thì cũng phải cho vô mương một lượng nước vừa đủ. Chứ bây giờ nước thấp quá xảy ra nước ao tù và ô nhiễm môi trường”, bà Phượng bức xúc chia sẻ.

Ông Võ Thanh Hoàng, nông dân địa phương nói: “Cái cống này phải mở cho nước vô ra thường xuyên, để nước thông. Trong này đất bị nhiễm phèn, mưa xuống bị ứ phèn nữa thì càng thêm ô nhiễm. Thời gian qua, nước đen thui, hôi thối khiến người dân không thể chịu nổi”.

z3794519010145_8bc02a02ea21f1a9184c044b6ed94e9e.jpg
Nước kênh rạch ô nhiễm do ngăn cống - Ảnh: Mỹ Tho

Thời gian gần đây, sau khi xây dựng hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động, cống ngăn mặn, trữ ngọt tại ấp An Phú, xã An Khánh thường xuyên đóng kín. Vào mùa mưa bão như hiện nay, cống này đóng kín để ngăn nước triều cường. Do không mở cửa để tiếp nhận nguồn nước từ sông Tiền vào và tháo xả nguồn nước trong nội đồng ra ngoài nên tồn đọng nước ao tù, ô nhiễm môi trường.

z3794519388639_bd05702304c64ceb04356f0e9136ab6b.jpg
Ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết - Ảnh: Mỹ Tho

Người dân địa phương đề nghị chính quyền cùng đơn vị quản lý cống đập cần có cơ chế vận hành cống hợp lý theo hướng ngăn mặn với triều cường, nhưng phải đảm bảo bổ sung nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân, không để xảy ra tình trạng nguồn nước bị cạn kiệt và ô nhiễm môi trường.

Về vấn đề đóng cống ngăn mặn ở ấp An Phú, xã An Khánh, ông Trần Văn Tiền, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, Bến Tre cho rằng, do triều cường hiện đang uy hiếp nhiều nơi nên huyện nhất trí với các địa phương đóng cống ngăn mặn. Đây là hệ thống cống đóng mở theo chế độ tự động. Vì vậy, một vài gia đình có thể bị ảnh hưởng do việc đóng cống. Tuy nhiên, vì lợi ích cộng đồng, tất cả phải tuân thủ thống nhất chung. Việc ô nhiễm do đóng cống có xảy ra nhưng chỉ ở một vài hộ chứ không nhiều.

"Chúng tôi sẽ lắng nghe và có điều chỉnh nếu xảy ra ô nhiễm môi trường", vị cán bộ này nói.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bến Tre: Nhiều hộ dân bức xúc vì việc đóng đập ngăn mặn gây ô nhiễm