Theo Reuters, ngày 21.7, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã nộp đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella và đã được Tổng thống Mattarella chấp nhận.

Bị đồng minh quay lưng, Thủ tướng thứ 2 trong G7 buộc phải giã từ cuộc chơi

A.T | 21/07/2022, 18:18

Theo Reuters, ngày 21.7, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã nộp đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella và đã được Tổng thống Mattarella chấp nhận.

Một tuần trước, Thủ tướng Draghi đã thông báo ý định từ chức. Ông tuyên bố với nội các ngày 14.7: "Tôi muốn thông báo rằng tối nay tôi sẽ đệ đơn từ chức lên Tổng thống. Liên minh đoàn kết dân tộc ủng hộ chính phủ này không còn tồn tại nữa". Tuy nhiên, Tổng thống Italy Mattarella ngay trong 14.7 đã bác đơn xin từ chức của Thủ tướng Draghi, yêu cầu ông đối thoại với quốc hội để tìm giải pháp cho khủng hoảng chính trị.

Rất tiếc là ông Draghi không thể đối thoại được với các đồng minh trong liên minh cầm quyền để giữ lại chiếc ghế. 

Ngày 20.7, Thủ tướng Draghi đã giành chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Thượng viện với 95 phiếu ủng hộ, 38 phiếu chống, song 3 đảng lớn trong liên minh cầm quyền là Phong trào 5 sao (M5S), Liên đoàn và Forza Italia đều từ chối tham gia bỏ phiếu. 

Tại cuộc bỏ phiếu tín nhiệm này, trong số 320 Thượng nghị sỹ đủ tư các chỉ có 133 người tham gia. Nói cách khác, các đồng minh trong liên minh cầm quyền đã quay lưng với ông.

Thủ tướng Draghi sẽ tiếp tục cam kết lãnh đạo chính phủ cho đến ngày bầu cử. Trong khi các lực lượng chính trị cũng đang tính đến thời điểm bỏ phiếu trước thời hạn, có thể diễn ra vào ngày 2.10 hoặc ngày 9.10 tới.

Tuyên bố của văn phòng người đứng đầu nhà nước không nêu rõ liệu Tổng thống Mattarella có giải tán Quốc hội hay kêu gọi bầu cử sớm hay không.

Thủ tướng Draghi là lãnh đạo thứ 2 trong G7 phải rời bỏ chức vụ kể từ khi căng thẳng xảy ra giữa NATO và Nga. Người buộc phải nói lời từ chức đầu tiên là Thủ tướng Anh Boris Johnson.

Ngày 20.7, ông có lần xuất hiện cuối cùng ở một phiên chất vấn trong cương vị thủ tướng Anh. Sau bài phát biểu, ông đã nhận được tràng pháo tay từ các thành viên trong đảng Bảo thủ của ông tại Quốc hội. Tuy nhiên, có điều ít được truyền thông nhắc đến là các thành viên đảng Lao động ngồi đối diện ngồi im, không thể hiện một chút cảm xúc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị đồng minh quay lưng, Thủ tướng thứ 2 trong G7 buộc phải giã từ cuộc chơi