Theo một nghiên cứu, các biện pháp phòng dịch COVID-19 như việc giới hạn đi lại và tương tác giữa người với người có thể liên quan đến sự giảm mạnh số ca mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi vào năm 2020.

Biện pháp phòng dịch COVID-19 giúp làm giảm ca sốt xuất huyết vào năm 2020

Đan Thuỳ | 03/03/2022, 09:33

Theo một nghiên cứu, các biện pháp phòng dịch COVID-19 như việc giới hạn đi lại và tương tác giữa người với người có thể liên quan đến sự giảm mạnh số ca mắc bệnh sốt xuất huyết do muỗi vào năm 2020.

 Nghiên cứu trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm The Lancet cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết ít hơn gần 750.000 ca so với dự kiến xảy ra trên toàn cầu vào năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Tác giả chính của nghiên cứu, Oliver Brady cho biết kết quả của nghiên cứu này rất đáng ngạc nhiên vì chúng cho thấy số ca mắc sốt xuất huyết đã giảm đáng kể khi mọi người không thể tự do rời khỏi nhà để đi đến mọi  nơi, chẳng hạn như trường học.

Sốt xuất huyết ở người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue  gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.

anh-chup-man-hinh-2022-03-03-luc-09.21.07.png
Một cô gái bị sốt xuất huyết được chăm sóc tại bệnh viện - Ảnh: Reuters

Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Brady, Phó giáo sư tại Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London (Anh), cho biết: "Đó là một xu hướng kỳ lạ mà chúng tôi không ngờ tới, một kết quả đáng ngạc nhiên mở ra cánh cửa suy nghĩ về việc tiến hành các thử nghiệm can thiệp chi tiết hơn".

Brady gợi ý rằng các phương pháp tiếp cận mới để kiểm soát dịch bệnh, bao gồm phun thuốc diệt côn trùng trong lớp học và theo dõi tiếp xúc để biết những người bị nhiễm bệnh đã đến thăm gần đây ở đâu, có thể được thử nghiệm.

Nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu từ 23 quốc gia ở Mỹ Latin và Đông Nam Á nơi lưu hành bệnh sốt xuất huyết.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn cầu đang gia tăng đáng kể và ước tính khoảng một nửa dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Trong khi ước tính có khoảng 100 đến 400 triệu ca nhiễm bệnh xảy ra mỗi năm, hơn 80% là nhẹ và không có triệu chứng.

Philip McCall, Giáo sư tại Trường Y học Nhiệt đới Liverpool (Anh), người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết những phát hiện này rất quan trọng và cần được điều tra thêm, "bởi vì sốt xuất huyết là căn bệnh của thế kỷ 21" khi nó lan rộng hơn về phía Bắc do tác động của khí hậu thay đổi.

Các tác giả của nghiên cứu thừa nhận một số hạn chế của nghiên cứu, bao gồm cả việc đại dịch COVID-19 có thể làm gián đoạn việc báo cáo các trường hợp sốt xuất huyết, và lưu ý rằng các trường hợp đã tăng lên ở một số địa điểm.

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biện pháp phòng dịch COVID-19 giúp làm giảm ca sốt xuất huyết vào năm 2020