Sau 26 năm tồn tại, từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên được bãi bỏ. Việc này được xem là trút bỏ gánh nặng đối với cán bộ, công chức khi họ bị đòi hỏi phải chứng chỉ ngoại ngữ nhưng thế thực tế chỉ là hình thức không có giá trị về mặt chất lượng.

Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C: Chậm còn hơn không

nguyentuyet | 29/11/2019, 19:11

Sau 26 năm tồn tại, từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên được bãi bỏ. Việc này được xem là trút bỏ gánh nặng đối với cán bộ, công chức khi họ bị đòi hỏi phải chứng chỉ ngoại ngữ nhưng thế thực tế chỉ là hình thức không có giá trị về mặt chất lượng.

          

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT. Theo đó kể từ ngày 15.1.2020, các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị loại bỏ.

Quyết định của Bộ GD-ĐT được dư luận đánh giá là hợp lý nhưng đưa ra quá chậm do bộ GD-ĐT “không bắt kịp những thay đổi của xã hội”. Trong suốt hơn một phần tư thế kỷ tồn tại việc cấp các chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C gần như không đảm bảo chất lượng, không phản ánh được thực chất năng lực người học. Nhiều người không có kiến thức về ngoại ngữ, không nghe hiểu và nói tiếng Anh được nhưng vẫn có trên tay những “chứng chỉ ngoại ngữ” trình độ A,B,C như một quy định để tạo điều kiện cho các trung tâm ngoại ngữ lấy tiền của người học còn chất lượng thì thả nổi không ai kiểm tra.

Chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A,B,C) dùng để đánh giá trình độ Anh ngữ của người học tiếng Anh tại Việt Nam. Đối tượng sử dụng các loại chứng chỉ này đa phần giáo viên, viên chức người chuẩn bị thi vào làm viên chức nhà nước, hoặc tiêu chuẩn để nâng ngạch công chức...

Đến năm 2015 Bộ GD-ĐT tiếp tục xây dựng các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ tin học đối với các giáo viên, trong đó quy định ngoài trình độ chuyên ngành đào tạo phù hợp với chuyên ngành giảng dạy còn có các tiêu chuẩn về trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định mới của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các thông tư liên tịch quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông này, ở nhiều địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông yêu cầu giáo viên phải hoàn thiện đầy đủ các văn bằng, chứng chỉ, nhất là chứng chỉ về ngoại ngữ và tin học nhằm mục đích chuẩn hóa trình độ theo quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nên đã xảy ra tình trạng ép buộc giáo viên phải đi học.

Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội, phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân về vấn đề cán bộ công chức nói chung, giáo viên nói riêng đang phải gồng gánh những quy định không cần thiết về chứng chỉ ngoại ngữ tin học... ông Phùng Xuân Nhạ thừa nhận việc buộc giáo viên công chức, viên chức phải có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là không cần thiết chính vì những quy định bắt buộc đó khiến cho việc “chạy chứng chỉ” diễn ra khắp nơi.

Trước thông tin Bộ GD-ĐT bãi bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C, nhiều giáo viên ở TP.HCM đã vui mừng khi thấy như thoát được gánh nặng trên vai. Cô Lâm Thị Quỳnh Hoa - giáo viên tiểu học ở Q.Tân Bình TP.HCM cho biết: “Công việc giảng dạy của tôi không sử dụng đến ngoại ngữ, tuy nhiên do những quy định bắt buộc có chứng chỉ mới được biên chế, nâng ngạch nên tôi phải bỏ thời gian tiền bạc để đi đến trung tâm ngoại ngữ học cho... có, chứ tôi không nói được tiếng Anh, nay bãi bỏ quy định này tôi thấy nhẹ nhàng cho những giáo viên tiểu học như tôi và các em sắp vào nghề. Việc làm của Bộ GD-ĐT có chậm, nhưng chậm còn hơn không”.

Ngày 26.11.2019, Bộ GD - ĐT ban hành Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT Bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. 

Theo thông tư kể từ ngày 15.1.2020 các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT sẽ bị bãi bỏ.

Cụ thể, sẽ bao gồm một số nội dung Chương 3 Quyết định 30 như:

- Hồ sơ, thủ tục đăng ký dự kiểm tra đối với thí sinh tự do;

- Nội dung kiểm tra, thời lượng, yêu cầu của đề kiểm tra;

- Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ;

- Xếp loại kết quả kiểm tra;

- Quy định đối với cán bộ coi kiểm tra, chấm kiểm tra;…

Lưu ý: Các khóa đào tạo, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ đang triển khai trước ngày 15.1.2020 sẽ tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết thúc.

Các chứng chỉ ngoại ngữ đã cấp theo quy định tại Quyết định 30/2008/QĐ-BGDĐT vẫn có giá trị sử dụng.

Thông tư 20/2019/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực từ ngày 15.1.2020

Tú Viên

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ A,B,C: Chậm còn hơn không