Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nêu lên hàng loạt tồn tại trong việc đầu tư PPP nói chung, BOT và BT nói riêng: Chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, việc quản lý nguồn thu phí cần chặt chẽ và minh bạch hơn…

Bộ trưởng GTVT thừa nhận chính sách về phí chưa được sự đồng thuận của xã hội

Nam Phong | 07/06/2016, 15:26

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa nêu lên hàng loạt tồn tại trong việc đầu tư PPP nói chung, BOT và BT nói riêng: Chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, việc quản lý nguồn thu phí cần chặt chẽ và minh bạch hơn…

Tư nhân đầu tư hơn 186.000 tỉđồng cho hạ tầng giao thông

Hội nghị đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT và BT giai đoạn 2011-2015 do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) quản lý được tổ chức vào sáng nay7.6 tại Hà Nội.

Báo cáo đánh giá công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (KCHTGT) theo hình thức hợp đồng BOT và BT (gọi chung là hình thức đối tác công – tư,PPP)giai đoạn 2011 - 2015 do Bộ GTVT quản lý, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biếtBộ đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công, huy động tối đa mọi nguồn lực để tạo ra đột phá trong phát triển KCHTGT.

Theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ nhu cầu đầu tư KCHTGT khoảng 484.000 tỉđồngtrong khi đó nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu chính phủ và vốn ODA cân đối khoảng 181.000 tỉ, tương đương 37% so với nhu cầu. Trong bối cảnh đó, Bộ GTVT đã đẩy mạnh hình thức xã hội hóađầu tư, thu hút vốn đầu tư tư nhân phát triển KCHTGT. Kết quả đã huy động được 186.660 tỉđồng (chiếm 42%) trong tổng nguồn 444.040 tỉđồng cho đầu tư KCHTGT trong giai đoạn này.

Hệ thống kết cấu hạ tầng trong những năm gần đây được thay đổi đáng kể, mang lại hiệu quả kinh tế, chính trị-xã hội và an ninh-quốc phòng rất cao. (Ảnh Nam Phong)

Trong tổng số nguồn vốn huy động được 444.040 tỉđồng, nguồn vốn tư nhân là 186.660 tỉđồng (chiếm 42%), và thu hút, ký kết được 6,24 tỉUSD vốn ODA (tổng vốn ODA đã ký kết đến nay là 18,46 tỉUSD). Tổng vốn được giải ngân trong giai đoạn 2011 - 2015 đạt khoảng 379.213 tỉđồng, trong đó giải ngân vốn tư nhân 121.833 tỉđồng (chiếm 32,13%) và giải ngân vốn nhà nước 257.380 tỉđồng (chiếm 67,87%).

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa thông tin: Giai đoạn 2011 - 2015, Bộ GTVT đã huy động được khoảng 186.660 tỉđồngđể đầu tư 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT. Đã hoàn thành đưa vào vận hành khai thác 26 dự án với tổng mức đầu tư 74.806 tỉđồng, chưa kể 18 dự án với tổng mức đầu tư 37.212 tỉđồng từngđược đưa vào khai thác trong giai đoạn 2011-2015nhưng khởi công trước năm 2011. Ngành GTVT cũng đang triển khai đầu tư 36 dự án khác với tổng mức đầu tư 111.854 tỉđồng.

Chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định về vai trò và hiệu quả của việc đầu tư các dự án này, khi đưa vào khai thác đã phát huy ngay hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dự án, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung, góp phần đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ GTVT lấy dẫn chứng từ việc đánh giá khách quan của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) thực hiện 2 năm một lần: năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông Việt Nam đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010 (năm 2012, Việt Nam đứng vị trí thứ 90, năm 2010 - đứng vị trí thứ 103).

Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang nghĩa cũng cho rằng quá trình đầu tư phát triển một dự án hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công - tư (PPP) là một quá trình phức tạp hơn rất nhiều phương pháp đầu tư công truyền thống. Điều này đòi hỏi các bên liên quan, cả cơ quan quản lý nhà nước các cấp và nhà đầu tư, ngân hàng, người sử dụng... phải có một cách tiếp cận thích hợp để có thể thực hiện thành công các dự án loại này, trong đó, theo đó phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước - Nhà đầu tư - Người sử dụng.

Nhiều dự án giao thông khi đưa vào khai thác sử dụng đã liên tục bộc lộ những điểm yếuvề chất lượng công trình. (Ảnh Nam Phong)

Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cũng chỉ ra những tồn tại trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước khi thực hiện xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông: "Trong bối cảnh đó, giai đoạn vừa qua, do tính chất mới của hình thức đầu tư này, có thể nói hầu hết các chủ thể tham gia đều chưa sẵn có kinh nghiệm; thể chế điều chỉnh hình thức đầu tư PPP nói chung, BOT và BT nói riêng, chưa hoàn chỉnh nên việc triển khai xã hội hóa đầu tư trong thực tiễn vẫn bộc lộ một số bất cập, tồn tại như: Hành lang pháp lý cho việc kêu gọi các nguồn lực ngoài ngân sách tham gia đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực của ngành GTVT còn nhiều điểm chưa thống nhất, đồng bộ; Các nhà đầu tư và các ngân hàng cung cấp tín dụng cũng chỉ chủ yếu là tổ chức, doanh nghiệp trong nước, chưa kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài; Chính sách phí chưa nhận được sự đồng thuận của xã hội, việc quản lý nguồn thu phí cần chặt chẽ và minh bạch hơn; Chất lượng xây dựng và bảo trì một số dự án chưa đạt yêu cầu...".

Ông Nghĩa cho hay, riêng các công trình do Bộ GTVT quản lý có nhu cầu đầu tư giai đoạn từ nay đến năm2020 khoảng 1.039 nghìn tỉđồng trong khi ngân sách khả năng chỉ cân đối được khoảng 11%.

Phí đường bộ đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội. (Ảnh Nam Phong)

Người đứng đầu Bộ GTVT mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu từ tất cả các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cá nhân về những mặt được, chưa được trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công - tư thời gian qua và giải pháp trong thời gian tới.

Ông Nghĩa mong muốn hội nghị tập trung thảo luận đưa ragiải pháp cho những vấn đề: Xây dựng khung thể chế đầy đủ, ổn định và minh bạch; Nâng cao, năng lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, bao gồm cả cơ chế, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan; Chính sách đối với thu phí… Trên cơ sở đó, Bộ GTVT sẽ tổng hợp, đề xuất Chính phủ các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm huy động nhiều nguồn lực hơn nữa cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội lần thứ 12của Đảng.

Nói về tính minh bạch, nâng cao vai trò giám sát của người dân và các tổ chức chính trị - xã hội, Thứ trưởng Nguyễn Nhật chohay: Về cơ bản, công tác triển khai dự án tuân thủ quy định của pháp luật. Việc lựa chọn dự án đầu tư theo hình thức PPP được căn cứ trên nhu cầu thực tế, kiến nghị của địa phương, sự cần thiết phải đầu tư và đặc biệt là đảm bảo phù hợp quy hoạch được phê duyệt. Các dự án đều nhận được sự đồng thuận của các bộngành và chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian tới, để tăng cường tính công khai, minh bạch, thuận tiện cho người dân và các tổ chức chính trị - xã hội giám sát, Bộ GTVT sẽ đưa vào hoạt động chính thức trang thông tin điện tử công bố thông tin chi tiết về các dự án PPP (thông tin về dự án, tổng vốn đầu tư, đơn vị thực hiện, thời gian thực hiện, mức phí, thời gian thu phí...)”.

Nam Phong
Bài liên quan
Lần đầu tiên người dân Hà Nội trải nghiệm 'phở số' do robot phục vụ
Du khách có cơ hội thưởng thức các món phở truyền thống đặc trưng của Hà Nội và trải nghiệm "phở số" hoàn toàn mới lạ và hiện đại.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng GTVT thừa nhận chính sách về phí chưa được sự đồng thuận của xã hội