Sáng 31.10, Bộ trưởng NN-PT-NT Nguyễn Xuân Cường đã có phần trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp để không phải "giải cứu" nông sản thường xuyên như thời gian qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về giải pháp 'giải cứu' nông sản

31/10/2018, 16:46

Sáng 31.10, Bộ trưởng NN-PT-NT Nguyễn Xuân Cường đã có phần trả lời chất vấn trước Quốc hội về giải pháp để không phải "giải cứu" nông sản thường xuyên như thời gian qua.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn - Ảnh từ VOV

Chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đại biểu quốc hội Trần Đình Gia (Hà Tĩnh) nói: Việc "giải cứu" nông sản dường như đã trở thành chuyện thường xuyên của ngành nông nghiệp. Sáng hôm qua (30.10) VTV1 đưa tin việc phát triển cây ăn quả có múi hiện đã đạt hơn 90.000 ha và cung đã vượt cầu rất xa. Như vậy, chúng ta đã nhìn thấy được một cuộc giải cứu trong tương lai. Bộ làm gì để tránh cuộc "giải cứu" này?

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trả lời rằng vấn đề chính hiện nay của ngành nông nghiệp là quá nhiều hộ sản xuất nhỏ, do trong chừng mực nhất định có những lúc thời vụ, có những cây, có những vùng dư thừa.

Lấy bài học kinh nghiệm về vụ mùa bội thu được giá của vải thiều Bắc Giang vừa qua, giải pháp trước mắt của Bộ là tập trung xúc tiến đầu tư, tiêu thụ, đẩy mạnh vừa xuất khẩu, vừa tiêu thụ nội địa thì cũng giải quyết được vấn đề đó.

Còn về lâu dài, ngành nông nghiệp đang bàn với các địa phương tập trung chế biến và đẩy mạnh xuất khẩu quả tươi. Hiện các doanh nghiệp cũng muốn vào chế biến nhưng cái khó là diện tích khá phân tán. Mà muốn cho chế biến thì nguyên liệu phải đồng nhất. Những thứ này cần làm từng bước một.

Ông Cường cho biết ,Bộ NN-PT-NT đang tập trung chỉ đạo các viện cùng các doanh nghiệp phối hợp với dân làm từng bước. Giải pháp căn cơ lâu dài là đẩy mạnh chế biến, tăng cường xuất khẩu quả tươi.

Thị trường nông sản Việt Năm thời gian gần đây đã trải qua nhiều những cuộc “giải cứu”, từ thanh long đến dưa hấu, hành tím, mía đường… Qua các cuộc “giải cứu” đã bộc lộ điểm yếu nhất trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đó là công tác dự báo thị trường, liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ.

Ví dụ điển hình nhất là thanh long. Trái với một mùa vải bộ thu, đầu tháng 10.2018, thanh long mất giá thê thảm, giảm từ 20.000 - 25.000 đồng/kg xuống còn 2.000 - 3.500 đồng/kg, khiến nông dân các tỉnh Bình Thuận, Long An… lao đao. Nhiều nhà vườn đã lỡ thu hoạch thanh long mà không bán hết phải đổ bỏ hoặc cho gia súc ăn. Cũng có nhiều nhà không thu hoạch mà để trái chín đầy vườn vì có hái cũng không bán được, mà bán thì giá bán cũng không đáng so với chi phí nhân công thu hoạch.

Hiện người nông dân vẫn trồng trọt và chăn nuôi theo năng lực của từng hộ gia đình, vốn vay được bao nhiêu thì làm bấy nhiêu. Thường thì ọ không có sự liên kết với doanh nghiệp, hay các hộ nông dân khác; nhà này thấy nhà kia trồng cây tốt, thu hoạch bán được giá là vụ sau... trồng theo. Tuy duy về sản xuất và tiêu thụ nông sản của nông dân vẫn dừng ở “giá tốt thì trồng” chứ không có thông tin thị trường định hướng cho tổ chức sản xuất.

Câu chuyện giá thanh long vẫn là bài toán về thị trường và tiêu thụ sản phẩm với nông sản Việt. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, đối với việc dự báo thông tin thị trường, đánh giá nhu cầu thì cơ quan chức năng đóng vai trò chính. Người dân chỉ từ đó nắm bắt thông tin và điều chỉnh sản xuất, chứ họ không thể tự đánh giá thị trường được. Do đó, khi nông sản dư thừa là một phần trách nhiệm lớn của các cơ quan quản lý nhà nước.

A.T tổng hợp từ GD&TĐ, VOV

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói về giải pháp 'giải cứu' nông sản