Tại phiên họp chiều ngày 18.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn về nhiều vấn đề liên quan đến thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, tin nhắn rác, các game show nhảm nhí, dung tục, an ninh mạng…

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Muốn doanh nghiệp Việt Nam có mạng xã hội như Facebook, Google

Trí Lâm | 18/04/2017, 16:33

Tại phiên họp chiều ngày 18.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn về nhiều vấn đề liên quan đến thông tin xấu, độc trên mạng xã hội, tin nhắn rác, các game show nhảm nhí, dung tục, an ninh mạng…

          

Báo chí không thông tin kịp thời, người dân sẽ đọc trên mạng

Chất vấn Bộ trưởng, một số đại biểu như Nguyễn Sỹ Cương, Trần Công Thuật cho rằng thời đại mạng xã hội bùng nổ, mặt trái là nhiều thông tin lừa đảo, bôi nhọ lãnh tụ, đồi trụy…và giải pháp nào cho tình trạng này.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, thế giới ngày này đang dịch chuyên theo hướng phát triển thông tin. Tiến trình này đã liên tục đặt ra những thách thức khi số lượng người dùng mạng xã hội của Việt Nam thuộc top cao nhất thế giới. Đây là sân chơi vô cùng hữu ích và thay đổi cung cách truyền thông. Do đó, Việt Nam không cần hạn chế mà chủ động dùng để phục vụ cho người dân và sự phát triển của xã hội.

Theo Bộ trưởng, những thông tin tiêu cực chống phá Đảng, Nhà nước chủ yếu xuất phát từ các trạng mạng nước ngoài. Cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 2.200 clip có nội dung xấu, độc, chủ yếu bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Sau khi “đấu tranh” với các doanh nghiệp này, Google đã gỡ bỏ gần 2.000 clip xuống.

Bộ trưởng cho rằng cần phải điều chỉnh hành vi người dùng tại Việt Nam và con đường vào Việt Nam của những thông tin này, mặc dù yêu cầu các doanh nghiệp mạng xã hội nước ngoài gỡ bỏ tin sai là rất khó khăn. Tuy nhiên, Bộ Thông tin - Truyền thông có thông tư quy định chi tiết về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, có cơ sở pháp lý yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải gỡ bỏ thông tin vi phạm theo yêu cầu của Việt Nam.

“Đối phó với tin giả, tin xấu cần thiết phải kịp thời thông tin trên báo chí chính thống của chúng ta. Khi báo chí chính thống không kịp thời thì người ta sẽ đọc thông tin trên mạng xã hội. Do đó, cần phải quy hoạch báo chí, làm sạch đội ngũ báo chí để cung cấp thông tin đối trọng với tin xấu trên mạng”, Bộ trưởng nói.

Người đứng đầu Bộ Thông tin – Truyền thông cũng cho biết sẽ tiến hành xử phạt những trường hợp thông tin sai, xuyên tạc, chống phá, bôi nhọ lãnh đạo; xây dựng bộ lọc, kịp thời ngăn chăn việc chia sẻ, tạm thời ngưng hiển thị nội dung khi có sai phạm; định hướng thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí để thông tin rộng rãi cho công chúng, thiết lập đầu mối với các doanh nghiệp công nghệ lớn trên thế giới; phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan…

Về dài hạn, Bộ trưởng cho rằng Việt Nam cần phải có mạng xã hội tương đương Facebook, Google để cạnh tranh. Chúng tôi khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện điều này.

‘Thà xem thế giới động vật còn hơn xem Game show’

Theo đại biểu Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), nhiều Game show trên truyền hình hiện nay chưa mang tính giáo dục cao, thiếu tế nhị, không lành mạnh, không văn hóa, gây bức xúc trong nhân dân. Có nhiều người cho rằng thà xem thế giới động vật còn hơn xem Game show.

Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, thời gian qua, Bộ Thông tin – Truyền thông đã tăng cường giám sát. Vì không tiền kiểm nên Bộ hậu kiểm, phát hiện nhiều  thông tin gây ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân. Ví dụ chương trình “Chuyện hẹn hò” có sự tham gia của một nhân vật tự xưng là công an của Bến Tre, sau đó tỉnh Bến Tre xác nhận đây không phải là công an của tỉnh.

Theo Bộ trưởng, một số Game Show như: Người giấu mặt, Điệp vụ tuyệt mật, Hội ngộ danh hài… có lời thoại phản cảm, chi tiết dàn dựng, sai dự thật. Bộ đã nghiêm khắc xử lý, nhẹ nhất là nhắc nhở cho đến xử lý vi phạm hành chính.

Về việc các cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, Bộ trưởng cũng cho biết sẽ tăng cường công tác hậu kiểm, thu hồi giấy phép cơ quan báo chí, sai phạm, yêu cầu cải chính; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị cho đội ngũ phóng viên.

Quản lý sim rác không hiệu quả vì “thả gà ra để lùa”

Trả lời về vấn đề sim rác, tin nhắn rác, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn thừa nhận đây là một vấn nạn mà bản thân ông cũng là nạn nhân, lãnh đạo Bắc Ninh bị người dùng sim rác nhắn tin khủng bố, đe dọa…

Theo Bộ trưởng, nguyên gốc của tình trạng này là bán sim trả trước một cách tràn lan, nhiều người dân bị sử dụng thông tin cá nhân mà không được thông báo trước.

“Ra nước ngoài, muốn mua một cái sim để hoạt động rất khó khăn. Ở ta thì muốn mua bao nhiêu cũng được, thể hiện sự thiếu nghiêm túc trong giám sát, quản lý của cơ quan chức năng, trong đó có Bộ và người đứng đầu ngành là chúng tôi”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nêu ví dụ mặc dù tồn tại nhiều năm nhưng chưa được xử lý một các triệt để, bởi vì có lợi ích của nhiều bên, từ nhà mạng đến đại lý cho đến người sử dụng.

“Nhà mạng lợi vì phát triển số thuê bao di đông. Tôi không coi đây là thành tích vì chúng ta đã bão hòa về số lượng. Người dùng cũng có lợi vì sim mới khuyến mại nhiều”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cũng nêu vấn đề: “Tại sao quyết tâm thì có mà làm thì không hiệu quả?” Khi ngồi lại với nhau mới thấy cách làm trước đây như “thả gà ra để bắt”, không chặn ngay từ đầu nguồn. Việc phát hành kho số thế nào là do các nhà mạng. Do đó, cần phải truy trách nhiệm của nhà mạng. Nếu không xử lý được thì phải thay thế người đứng đầu nhà mạng.

“Kho số quốc gia cũng là tài nguyên như rừng, biển nên cần phải tiết kiệm. Bên cạnh đó cần tăng cường sim trả sau, giảm sim trả trước; nâng cao mức truy thu thuế với các doanh nghiệp kích hoạt sim sẵn sai quy định”, Bộ trưởng nói.

Thiếu nhân lực an toàn thông tin

Về tình trạng tấn công mạng, Bộ trưởng cho rằng đây là chủ đề rất nóng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thống kê cho thấy đang tăng về số lượng, quy mô, phức tạp về tính chất thực hiện. Riêng 2016, hàng loạt công ty lớn bị đánh cắp thông tin người dùng, mã độc tràn lan…

Theo Bộ trưởng, khảo sát cho thấy có tới 41% cơ quan, tổ chức không thực hiện kiểm tra, quản lý rủi ro, không phát hiện nguy cơ lỗ hổng, mất an toàn; 51% cơ quan không phản ứng kịp khi xảy ra sự cố; 73% không áp dụng đúng biện pháp đảm bảo an toàn…

Bộ cũng đã có cảnh báo hàng chục lần trước các vụ tấn công mạng trong thời gian gần đây. Điển hình như vụ tấn công vào trang web của hàng không ViệtNam, Bộ cũng đã cảnh báo trước 2 tiếng.

Nguyên nhân được xác định là do nhận thức đảm bảo an toàn thông tin chưa đầy đủ. Nguồn nhân lực mỏng, chuyên gia giỏi còn ít, cơ quan Nhà nước rất khó khăn trong việc thu hút các chuyên gia giỏi. Bộ đã thu hút được nhiều nhân lực giỏi, nhưng rồi họ lại xin ra để làm cho các doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng, vác định nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cả số lượng và chất lượng, Bộ cũng đã tổ chức những khóa đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiện có, tổ chức cho nhiều người đi nước ngoài đào tạo về vấn đề này. Đồng thời liên kết với các cơ sở giáo dục, đào tạo để xây dựng đội ngũ nhân lực về công nghệ thông tin; khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ hoạt động.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cho rằn cần tăng cường làm chủ phần mềm nguồn mở, chủ động trong vấn đề an toàn thông tin. Tuy nhiên, công động nguồn mở ở Việt Nam hiện nay còn nghèo, cần phải hỗ trợ cho cộng đồng này.

Hoài Phong

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn: Muốn doanh nghiệp Việt Nam có mạng xã hội như Facebook, Google