Thời hạn để các tỉnh gửi văn bản về kết quả thực hiện việc ngăn chặn tình trạng 'sốt' giá đất ở các đặc khu kinh tế về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) trước ngày 7.5.2018.

Bộ Xây dựng ra công văn khẩn yêu cầu chặn 'sốt' đất ở đặc khu kinh tế

Anh Thư | 12/04/2018, 08:46

Thời hạn để các tỉnh gửi văn bản về kết quả thực hiện việc ngăn chặn tình trạng 'sốt' giá đất ở các đặc khu kinh tế về Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) trước ngày 7.5.2018.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng vừa ký công văn gửi tới 3 tỉnh sẽ có đặc khu kinh tế là Quảng Ninh (đặc khu Vân Đồn), Khánh Hoà (đặc khu Bắc Vân Phong), Kiên Giang (đặc khu Phú Quốc) về việc kiểm soát tình hình giá đất nền tăng mạnh trong thời gian ngắn.

Công văn do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh ký nêu rõ, thời gian vừa quabáo chí có phản ánh việc xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư cá nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái quy định pháp luật, có hiện tượng giá đất nền tăng cao trong thời gian ngắn tại khu vực Phú Quốc (Kiên Giang), Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường bất động sản.

Để ổn định thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh này tổ chức triển khai thực hiện nhiều việc để nắm bắt, kiểm soát tình hình. Cụ thể, lãnh đạo Bộ Xây dựng yêu cầu tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường; tổ chức thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo thẩm quyền.

UBND 3 tỉnh cần lãnh đạo các sở, ngành chức năng triển khai các biện pháp cần thiết để ổn định thị trường bất động sản; kịp thời thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng và đô thị, định hướng, kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương để minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng đầu cơ tăng giá bất động sản.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng gợi ý các địa phương đề xuất các biện pháp để ổn định thị trường, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng đầu cơ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; ngăn chặn việc phân lô bán nền trái quy định; chuyển nhượng quyền sử dụng đất rừng, đất nông nghiệp làm tăng giá bất động sản bất hợp lý tại những khu vực nêu trên, không để xảy ra tình trạng sốt nóng giá đất nền và dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản.

Công văn nêu rõ thời hạn để các tỉnh gửi văn bản về kết quả thực hiện về Bộ, cụ thể là gửi tới Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản trước ngày 7.5.2018.

Ba tỉnh vừa được Bộ Xây dựng gửi văn bản đều là các địa phương được chọn để xây dựng mô hình đặc khu kinh tế đầu tiên của cả nước. Với Quảng Ninh là Vân Đồn, Khánh Hòa và Bắc Vân Phong và Kiên Giang là Phú Quốc. Dự kiến vào kỳ họp tháng 5 tới, Quốc hội sẽ cho ý kiến và xem xét thông qua Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Luật thông qua sẽ tạo tiền đề cho việc thành lập các đặc khu trong tương lai.

Thực tế cho thấy, mặc dù hiện nay các tỉnh này chưa chính thức lên đặc khu kinh tế nhưng tình trạng giá đất bị đẩy lên quá cao so với giá trị thực đã tác động nghiêm trọng đến thị trường bất động sản cũng như an sinh xã hội của khu vực.

Liên quan đến vấn đề này, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cũng vừa có văn bản chỉ đạo Thanh tra Chính phủ bổ sung thanh tra việc quản lý, sử đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Quốc (Kiên Giang) vào Kế hoạch tiến hành thanh tra.

Theo Nam Anh/Trí Thức Trẻ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Xây dựng ra công văn khẩn yêu cầu chặn 'sốt' đất ở đặc khu kinh tế