Ngày 17.8.2016, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận 02 trường hợp với chẩn đoán mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống 'bệnh lạ' do ăn gạo mốc

Haiyen | 21/08/2016, 06:05

Ngày 17.8.2016, bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp nhận 02 trường hợp với chẩn đoán mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân.

Trước sự tái phát trở lại của Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân ở xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, ngành y tế tỉnh đã triển khai ngay các biện pháp để loại trừ các yếu tố nguy cơ gây bệnh nhằm ngăn chặn số ca mắc mới của hội chứng này trong cộng đồng.

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Để phòng, chống mắc bệnh, biện pháp chính là sử dụng thóc, gạo không bị nấm mốc kết hợp với tăng cường dinh dưỡng và vệ sinh môi trường.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biếtngày 19.8, Cục Y tế dự phòng đã gửi công văn đến Sở Y tế và các đơn vị liên quan để chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại Quảng Ngãi.

Ông Phu cũng khẳng định, hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn taybàn chân tại Quảng Ngãi mà người dân gọi là "bệnh lạ" xuất phát từ những người có dấu hiện men gan cao, nếu môi trường không được đảm bảo đủ vệ sinh, bảo quản kỹ thóc, gạo thì rất dễ để vi khuẩn phát triển gây bệnh.

Những người mắc bệnh thường bị rát vùng bị thương tổn như đôi bàn tay, chân có màu hơi tím, mệt mỏi, kém ăn. Nếu bệnh không phát hiện kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài gạo thì nguồn nước sử dụng cũng là yếu tố có nguy cơ tác động đến cơ thể người bệnh.

Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân đã được các cơ quan chuyên môn Bộ Y tế xác định nguyên nhân là do nhiễm độc tố vi nấm bởi ăn gạo mốc

Thống kê của cơ quan chức năng Quảng Ngãi thời điểm cuối năm 2014, hơn 250 người mắc hội chứng dày sừng bàn tay, bàn chân, 25 người tử vong, trong đó chủ yếu xảy ra ở xã Ba Điền (huyện Ba Tơ).Hiện nay, Sở Y tế đang chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp giám sát, phòng, chống bệnh.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã có Công văn gửi Sở Y tế và các đơn vị liên quan để chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng chống hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân tại địa phương, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

1. Giám sát dịch tễ, phát hiện sớm và quản lý hiệu quả các trường hợp bệnh, người có men gan cao và người có nguy cơ mắc bệnh tại cộng đồng; tăng cường công tác khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh.

2. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân thu hoạch, bảo quản và sử dụng thóc, gạo bảo đảm chất lượng, phòng tránh nhiễm vi nấm mốc.

3. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để nâng cao thể trạng.

4. Đẩy mạnh hoạt động vệ sinh môi trường; hướng dẫn người dân giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở, thôn, xóm và sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng chống 'bệnh lạ' do ăn gạo mốc