Ngay cả khi đợt dịch COVID-19 mới nhất do Omicron gây ra có dấu hiệu giảm dần, các bác sĩ cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 có thể để lại một dịch bệnh mới: Thêm hàng triệu trường hợp mắc tình trạng hiếm gặp, bí ẩn được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Các bác sĩ cảnh báo COVID-19 có thể gây ra đại dịch hội chứng mệt mỏi mãn tính

Sơn Vân | 15/02/2022, 23:29

Ngay cả khi đợt dịch COVID-19 mới nhất do Omicron gây ra có dấu hiệu giảm dần, các bác sĩ cảnh báo vi rút SARS-CoV-2 có thể để lại một dịch bệnh mới: Thêm hàng triệu trường hợp mắc tình trạng hiếm gặp, bí ẩn được gọi là hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Các nhà nghiên cứu ngày càng nhận thấy sự tương đồng giữa hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS) và COVID-19 kéo dài - một loạt các triệu chứng như kiệt sức, đau dai dẳng, suy giảm nhận thức... có thể kéo dài hàng tháng ở một số bệnh nhân.

Mối liên hệ giữa hai chứng rối loạn này vẫn đang được nghiên cứu. Thế nhưng, một số nghiên cứu cho thấy đại dịch có thể làm tăng gấp 3 lần tỷ lệ mắc CFS, còn được gọi là viêm não tủy sống (ME).

Robert Sklans thuộc Metuchen, thành viên hội đồng quản trị của nhóm vận động #MEAction Network, cho biết: “Khi chúng tôi thấy COVID-19 xảy ra, những người trong cộng đồng ME là một số người đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng đây sẽ là một sự kiện hàng loạt. Chúng tôi xem xét các triệu chứng COVID-19 kéo dài và nói rằng sẽ có một lượng lớn người bị ME/CFS".

Trong khi nghiên cứu về tác động lâu dài của COVID-19 vẫn còn sơ khai, có bằng chứng cho thấy 1/10 ca nhiễm SARS-CoV-2 có thể phát triển các triệu chứng mệt mỏi mãn tính. Điều đó sẽ tương đương khoảng 7,7 triệu trường hợp ở Mỹ.

Điều đó gây kinh hoàng cho những người quen thuộc với ME/CFS, một căn bệnh phức tạp, thường gây suy nhược khiến một số bệnh nhân phải vĩnh viễn ở nhà. Tuy nhiên, nó cũng đã làm dấy lên hy vọng về nhận thức và tài trợ nghiên cứu nhiều hơn cho một chứng rối loạn mà bệnh nhân cảm thấy không được chú ý đầy đủ.

James Strazza (ở quận Morris, bang Kansas, Mỹ) phải ở nhà của mình trong 2 năm vì tình trạng này, cho biết công chúng cần biết "chính phủ và ngành y tế quan tâm đến những người bị ME và bệnh mãn tính nói chung ít như thế nào".

Ông nói: “Nguồn tài trợ cho chúng tôi nằm ở cuối danh sách dành cho Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH)”.

Cộng đồng y tế nhận thấy điểm chung giữa hai căn bệnh, đều gây ra đau đớn kéo dài, sương mù não và cực kỳ mệt mỏi. Cả hai đều phát triển từ nhiễm vi rút.

Brayden Yellman ở Trung tâm Bateman Horne (một trong những nơi điều trị ME hàng đầu Mỹ thuộc thành phố Salt Lake, bang Utah) cho biết: “Ước tính có từ 10 đến 30% số người mắc COVID-19 nặng - không phải nhập viện nhưng bị nhiễm vi rút khá nặng - có thể tiếp tục phát triển triệu chứng dài. Điều này chắc chắn sẽ làm tăng số lượng người bị ME/CFS theo cấp số nhân".

Nhiều bệnh nhân đang thúc đẩy chính phủ liên bang kết hợp nghiên cứu về ME/CFS vào sáng kiến ​​RECOVER, một nghiên cứu trị giá 1,15 tỉ USD về COVID-19 kéo dài do Viện Y tế Quốc gia Mỹ đưa ra vào tháng 10.2021.

Vận động hành lang để nghiên cứu thêm

Sáng kiến ​​này nên ưu tiên cho các nhà nghiên cứu ME/CFS và xây dựng các nghiên cứu đã tồn tại", Laurie Jones, Giám đốc điều hành tại #MEAction, cho biết trong một bức thư gửi Quốc hội.

#MEAction yêu cầu các nhà lập pháp "quy trách nhiệm cho NIH và bắt đầu các thử nghiệm điều trị lâm sàng COVID-19 kéo dài ngay lập tức".

Những người vận động hành lang muốn tăng cường hiểu biết về các hội chứng hậu vi rút với hy vọng cung cấp các phương pháp điều trị nhanh hơn cho cả cộng đồng bị COVID-19 kéo dài và ME/CFS.

#MEAction không đơn độc trong suy nghĩ này. Các nhóm như Patient-Led Research Collaborative (tập trung vào COVID-19 kéo dài) và Body Politic (hỗ trợ bệnh nhân COVID-19) đã viết thư cho NIH than thở về việc thiếu lịch sử nghiên cứu về ME/CFS.

Theo Walter Koroshetz, Giám đốc Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ của NIH, đơn vị đang chuẩn bị cho dự án, nghiên cứu RECOVER dự kiến ​​sẽ mất 4 năm để hoàn thành.

cac-chuyen-gia-canh-bao-covid-19-co-the-gay-ra-dai-dich-hoi-chung-met-moi-man-tinh.jpg
Lauren Nichols (34 tuổi), Phó chủ tịch nhóm vận động bệnh nhân Body Politic ở thành phố Boston (bang Massachusetts, Mỹ), bị mắc triệu chứng COVID-19 kéo dài 23 tháng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 trong đợt dịch đầu tiên

Lauren Nichols (34 tuổi, Phó chủ tịch nhóm Body Politic ở thành phố Boston (bang Massachusetts, Mỹ) sẽ phải chờ đợi rất lâu.

Cho đến khi mắc COVID-19 cách đây hai năm, Lauren Nichols cho biết cô "siêu khỏe mạnh" và "rất hay chơi thể thao", thường xuyên đi bộ 10km một ngày. Thế nhưng, Lauren Nichols đã bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch đầu tiên và vẫn chưa hồi phục.

Bác sĩ cũ của tôi nói: Cô 32 tuổi, ngay cả khi mắc COVID-19 thì cô sẽ ổn thôi. Song tình trạng nhiễm trùng của tôi giống như sự kết hợp của bệnh tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh kiết lỵ và bệnh viêm phổi", Lauren Nichols nói.

Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân là một bệnh nhiễm vi rút, gây sốt, đau họng và nổi hạch. Đây còn được gọi là bệnh truyền nhiễm mono hay “bệnh hôn” do lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc với nước bọt người bệnh khi hôn, ho, hắt hơi. Biến chứng nguy hiểm nhất do tăng bạch cầu đơn nhân là lá lách sưng lên.

Lauren Nichols được yêu cầu về nhà và tự quản lý việc chăm sóc bản thân trong căn hộ có một phòng ngủ nhỏ. Sau 4 tuần nằm trên giường, cô ngày càng tệ hơn, không khá hơn.

Lauren Nichols kể: “Có cảm giác như chiếc giường của tôi chính là giường tử thần của tôi. Tôi bị tiêu chảy và đi ngoài ra máu. Tôi không thể uống nước và sụt cân đáng kể. Tôi không biết làm thế nào để sống sót. Nó vô cùng đau thương”.

Lauren Nichols bị viêm phổi, tê ở bàn chân trái và máu của cô “có bọt”, sau đó bị co giật và sương mù não đáng kể.

Nó giống như chứng mất trí nhớ. Một ngày nọ, tôi bị mắc kẹt trong buồng tắm vì không biết cách sử dụng tay nắm cửa. Tôi nhớ mình đã ngồi trên sàn tắm và khóc vì không biết làm cách nào để thoát ra ngoài", cô kể lại.

Hơn 23 tháng sau, Lauren Nichols vẫn đang ở trong tình trạng đau khổ.

Kết nối COVID-19 với ME/CFS

Khi đại dịch bùng phát, các bác sĩ chuyên điều trị ME/CFS đã nhận ra các triệu chứng ở những người bị triệu chứng COVID-19 kéo dài. Giống như những bệnh nhân ME/CFS, những người mắc COVID-19 kéo dài gặp vấn đề ở nhiều vùng như phổi, tim và não.

Tại Trung tâm Bateman ở bang Utah, các chuyên gia về ME/CFS đã thu nhận một loạt bệnh nhân COVID-19 kéo dài để tìm hiểu về họ và cố gắng điều trị như họ bị ME/CFS.

Chúng tôi đã thành công lớn trong việc cải thiện các triệu chứng của họ. Họ đáp ứng tất cả tiêu chí lâm sàng mà chúng tôi có với ME/CFS”, Brayden Yellman cho hay.

Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, theo Walter Koroshetz. Các trường hợp COVID-19 kéo dài đồng nhất hơn nhiều, cũng dễ theo dõi hơn. Các nhà khoa học có thể nghiên cứu một trường hợp mắc COVID-19 kéo dài ngay từ đầu, trong khi ME/CFS thường được chẩn đoán khi bệnh đã xảy ra lâu rồi.

Các loại thuốc như remdesivir đã chứng minh được hiệu quả điều trị COVID-19, còn phương pháp điều trị ME/CFS chỉ kiểm soát các triệu chứng. Các lựa chọn phục hồi chức năng cũng có thể khác nhau giữa hai phương pháp này.

Walter Koroshetz cho biết, với sự khác biệt, nghiên cứu RECOVER được thiết kế riêng cho bệnh nhân COVID-19.

Cách tốt nhất để tiếp cận nó là “tìm hiểu điều gì đang xảy ra với COVID-19 và sau đó xem điều gì đang xảy ra với ME/CFS”, ông nói.

Mặc dù vậy, Walter Koroshetz đang lắng nghe cộng đồng ME/CFS và các thành viên của họ có ý kiến ​​đóng góp trong việc thiết kế sáng kiến ​​nghiên cứu.

"Các bác sĩ chăm sóc ME/CFS đã được đưa vào ngay từ đầu để giúp chúng tôi thiết kế các quy trình cho chương trình RECOVER và chúng tôi đang xây dựng một ban chỉ đạo gồm những người bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng dai dẳng của COVID-19 cùng những người khác", Walter Koroshetz nói.

Theo thời gian 4 năm nghiên cứu, Walter Koroshetz biết các nhà nghiên cứu phải di chuyển "càng nhanh càng tốt". Theo ông, những tiến bộ sẽ xuất hiện trong ngày ngay sau khi chúng được tạo ra.

"Ý tưởng là theo dõi mọi manh mối khi nó xuất hiện", Walter Koroshetz cho biết và nói thêm rằng ông cũng cam kết tiếp tục làm việc trên ME/CFS.

Walter Koroshetz nói: “Những người bị ME/CFS có một khoảng thời gian khủng khiếp khi cố gắng tìm bác sĩ để chăm sóc cho họ. Thế nhưng, đại dịch COVID-19 khiến các bác sĩ sẽ phải có tay nghề cao trong việc chăm sóc các vấn đề dai dẳng. Điều đáng chú ý là họ có thể tăng cường chăm sóc tốt cho những người bị ME/CFS dù từ COVID-19 hay không".

Bài liên quan
Cuộc sống ác mộng của người bị hậu COVID-19 dai dẳng gần 2 năm, cầu cứu 27 bác sĩ
Anh Ed Hornick (người Mỹ) kể lại khoảng thời gian ác mộng khi mắc nhiều triệu chứng COVID-19 kéo dài (hậu COVID-19) kể từ tháng 5.2020 đến nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bác sĩ cảnh báo COVID-19 có thể gây ra đại dịch hội chứng mệt mỏi mãn tính