Nhiều khách hàng đã phản ứng việc các hãng hàng không âm thầm tăng phụ phí, để đến khi mua vé tại đại lý thì mới được giải thích là hãng hàng không đã tăng phí dịch vụ hệ thống.

Các hãng hàng không nói gì về việc đồng loạt tăng phí?

Anh Thư | 25/03/2017, 13:54

Nhiều khách hàng đã phản ứng việc các hãng hàng không âm thầm tăng phụ phí, để đến khi mua vé tại đại lý thì mới được giải thích là hãng hàng không đã tăng phí dịch vụ hệ thống.

‘Việc tăng phí lẽ ra hãng hàng không phải thông báo cho hành khách biết, đằng này các hãng cứ âm thầm tăng phí để móc túi người sử dụng’ - một hành khách phản ánh trênPháp Luật TP.HCM.

Về việc này, đại diện một hãng hàng không đã nói với Pháp Luật TP.HCM rằngcác hãngđồng loạt tăng phí là vì tăng yếu tố cạnh tranh. Do chi phí để vận hành hệ thống bán vé, thuê nhân viên… ngày càng tăng nên các hãng phải có kế hoạch điều chỉnh.

Cũng theo lời người này thì đại lý vừa là kênh bán lẫn kênh thông tin của các hãng hàng không nên hãng đã có thông báođến đại lý việc tăng phí dịch vụ hệ thống trước rồi. Nếu hành khách có thắc mắc, có thể yêu cầu được đại lý cho xem các khoản phí vận hành hệ thống. Hãng đã niêm yết công khai chi phí mới (sau khi tăng) lên website chứ không âm thầm tăng phí.

Tất nhiên việc tăng giá các loại phụ phí đồng nghĩa giá vé máy bay cũng tăng do phụ phí được cộng vào giá vé.

Theo đó, Vietnam Airlines tăng giá vé hạng thương gia thêm100.000-500.000 đồng/chặng; hạng phổ thông tăng thêm 40.000-300.000 đồng/chặng.

Vietjet Aircũng tăng phí dịch vụ hệ thốngtừ 100.000 đồng lên 140.000 đồng với chặng bay nội địa, từ 120.000 đồng lên 160.000 đồng với chặng bay quốc tế (chưa VAT).

Phí phụ thu dịch vụ chọn chỗ ngồi (nội địa và quốc tế) của hãng này cũng tăng từ 80.000 đồng lên 90.000 đồng (chưa VAT); phụ thu phí đổi chuyến baytăngtừ 735.000 đồng lên 1 triệu đồng/hành khách (chặng bay quốc tế), giá gửi hành lý với chặng bay quốc nội tăng từ 10.000-20.000 đồng/chặng.

Hãng giá rẻ khác là Jetstar Pacific đãtăng phí quản lý hệ thống từ 100.000 đồng lên 130.000 đồng (chưa VAT), áp dụng từ ngày 15.3.2017.

A.T
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
13 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các hãng hàng không nói gì về việc đồng loạt tăng phí?