Việc không tiếp xúc gần là cần thiết trong bối cảnh 'bình thường mới' hiện nay tại nhiều quốc gia. Hiểu được điều đó, các hệ thống rạp chiếu phim hàng đầu của Hàn Quốc đã áp dụng công nghệ không tiếp xúc mới nhằm lôi kéo khán giả đến rạp.

Các rạp chiếu phim Hàn Quốc áp dụng công nghệ 'không tiếp xúc' nhằm tránh COVID-19

12/05/2020, 07:11

Việc không tiếp xúc gần là cần thiết trong bối cảnh 'bình thường mới' hiện nay tại nhiều quốc gia. Hiểu được điều đó, các hệ thống rạp chiếu phim hàng đầu của Hàn Quốc đã áp dụng công nghệ không tiếp xúc mới nhằm lôi kéo khán giả đến rạp.

Ảnh: CJ

Năm 2019, Hàn Quốc là thị trường điện ảnh lớn thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật và Anh. Việc bùng phát của COVID-19 vào tháng 2 năm nay đã khiến ngành công nghiệp điện ảnh xứ sở kim chi rơi vào trạng thái đóng băng và doanh thu giảm thảm hại. May mắn là công tác kiểm soát dịch của chính phủ Hàn Quốc đã thành công và các rạp chiếu phim cuối cùng đã mở lại vào 3.5. Tuy nhiên, do không có phim mới nên hầu hết đều chiếu các bộ phim cũ.

Đứng đầu phòng vé tuần rồi là Rainy Day in New York của đạo diễn Woody Allen với 344.000 USD từ 46.700 phòng chiếu. Trolls World Tour đứng ở vị trí thứ 2 với 126.000 USD. Vậy là sau 2 tuần công chiếu, phim hoạt hình này của hãng Universal đã thu được 750.000 USD. Theo Hollywood Reporter, doanh thu phòng vé tuần này của Hàn Quốc chỉ bằng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoại trừ việc không có phim mới, người dân hiện nay cũng rất e ngại đến những nơi đông người vì sợ tiếp xúc gần sẽ dẫn đến việc lây lan COVID-19. Chính vì thế, các công nghệ không tiếp xúc đang được triển khai nhằm giúp người tiêu dùng cảm thấy an tâm hơn.

CJ-CGV – hệ thống rạp lớn nhất Hàn Quốc – đã biến chi nhánh của mình tại Yeouido thành mô hình rạp chiếu phim “không tiếp xúc” vào tháng 4 và có ý định sẽ nhân rộng công nghệ này.

Cụ thể, công ty này đã thay thế các nhân viên bằng người máy thông minh. Chúng sẽ đảm nhận hầu hết công việc trong rạp từ bán vé cho đến bảo đảm an ninh. Chưa hết, các ki-ốt tự động và ứng dụng dịch vụ di động cũng được đưa vào sử dụng triệt để. Quầy bán đồ ăn nhẹ được thay thế bằng các hộp lấy hàng có điều khiển bằng đèn LED, cung cấp các mặt hàng thực phẩm được đặt hàng thông qua ứng dụng CGV.

Oh Dae-sik - người đứng đầu nhóm công nghệ của CJ-CGV - cho biết: “Trong bối cảnh ‘bình thường mới’, nhu cầu không tiếp xúc với người tại rạp của khán giả tăng mạnh. Chúng tôi sẽ theo dõi phản hồi từ khán giả và nhân viên điều hành, xem xét mở rộng hệ thống rạp chiếu phim không tiếp xúc rộng rãi. Điều này ​​sẽ nâng cao mức độ thuận tiện cho khách hàng cũng như hiệu quả hoạt động của rạp chiếu phim”.

Lotte Cinema cũng đã áp dụng các dịch vụ không tiếp xúc ở 22 trong số 130 rạp chiếu phim của mình vào cuối tháng Tư. Khán giả có thể đặt trước, nhận vé và đặt mua đồ ăn nhẹ trên các ki-ốt thông minh với hệ thống nhận dạng giọng nói. Để mua vé cho các bộ phim không được phép cho các nhóm tuổi nhất định, khán giả cần quét thẻ ID của họ.

Mai Thảo

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
14 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các rạp chiếu phim Hàn Quốc áp dụng công nghệ 'không tiếp xúc' nhằm tránh COVID-19