Ông Lê Mạnh Hà – Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mong muốn Việt Nam sẽ không làm cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 theo phong trào mà hãy làm thực chất với việc lấy CNTT làm cốt lõi.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Đừng làm theo phong trào

Thu Anh | 05/04/2017, 17:59

Ông Lê Mạnh Hà – Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mong muốn Việt Nam sẽ không làm cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4 theo phong trào mà hãy làm thực chất với việc lấy CNTT làm cốt lõi.

          

Nhận định về CMCN lần thứ 4, ông Phan Xuân Dũng – Chủ nhiệm ủy ban KHCN, Môi trường của Quốc hội khẳng định: “Thế kỷ 21 là sự phát triển của công nghệ số và hệ thống mạng ngày càng phổ biến. Cuộc CMCN lần thứ 4 được mở đầu bằng những đột phá khoa học, hình thành những công nghệ mới như công nghệ nano, in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ di truyền, công nghệ của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật… đã và đang làm thay đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý, quản trị của mỗi quốc gia. Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ còn tác động mạnh mẽ hơn nữa đến đời sống sản xuất của con người, Internet vạn vật… được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo…”.

Theo ông Phan Xuân Dũng, hiện đã có trên 50% dân số sử dụng điện thoại thông minh và kết nối Internet. Vì vậy, cuộc cách mạng này đang tác động trực tiếp đến đời sống của mỗi người buộc chúng ta không thể bỏ lỡ cơ hội quan trọng này. 

Với những cơ hội trước mắt, ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ mong muốn Việt Nam sẽ không làm CMCN lần thứ 4 theo phong trào mà hãy làm thực chất với việc lấy CNTT làm cốt lõi.

Giải thích cho nhận định này, ông Hà cho rằng cốt lõi của CMCN lần thứ 4 vẫn là CNTT. Về phía doanh nghiệp và người dân, họ ứng dụng CNTT theo nhu cầu thực tiễn, còn về phía chính quyền, ứng dụng CNTT cũng chính là thực hiện chính quyền điện tử, và trong thời gian qua chúng ta đã có những thay đổi mạnh mẽ.

Ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu tại hội thảo - Ảnh: Thu Anh

Cũng theo ông Hà, để cuộc CMCN lần thứ 4 không còn theo phong trào, Việt Nam cần có hệ thống giao thông thông minh, lưới điện thông minh… Tuy nhiên, một việc rất quan trọng nhưng chúng ta chưa làm được là hệ thống quản lý đất đai. Mặc dù một số địa phương đã thực hiện nhưng với quy mô quốc gia, chúng ta gần như chưa có.

Được biết, nắm bắt thời cơ của cuộc CMCN lần thứ 4, những năm qua Quốc hội đã phối hợp chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ cũng xem xét xây dựng, hoàn thiện thể chế thông qua Hiến pháp năm 2013 và những đạo luật quan trọng nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội, KH&CN, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực.

Dưới sự chủ trì của Văn phòng Chính phủ và UBND TP.Hà Nội, Sở TT&TT Hà Nội phối hợp cùng Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế IDG Việt Nam tổ chức Hội thảo Quốc gia về Chính phủ điện tử 2017 vào ngày 5.4 tại Hà Nội. Năm nay, Hội thảo đưa vào thảo luận chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Tầm nhìn và giải pháp công nghệ”.

Hội thảo sẽ tiếp tục các trao đổi, đánh giá về thực trạng và đề ra những giải pháp cho việc ứng dụng CNTT trong sự phát triển của Chính phủ điện tử nhằm tăng cường năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, đồng thời nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các dịch vụ công nhằm đón đầu xu thế phát triển đất nước khi mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang gần kề.

Thu Anh

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Đừng làm theo phong trào