Có rất ít nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản được đổ vào lĩnh vực khởi nghiệp – một phong trào đang nổi lên trên khắp thế giới như biểu tượng của sự năng động của giới trẻ và được xem như một ngành kinh tế mới có thể đem lại hàng tỉ USD như đã diễn ra tại Mỹ hoặc Anh.

Cải cách kinh tế Nhật Bản: Chìa khóa nằm ở thế hệ trẻ

Nhàn Đàm | 24/11/2016, 19:49

Có rất ít nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản được đổ vào lĩnh vực khởi nghiệp – một phong trào đang nổi lên trên khắp thế giới như biểu tượng của sự năng động của giới trẻ và được xem như một ngành kinh tế mới có thể đem lại hàng tỉ USD như đã diễn ra tại Mỹ hoặc Anh.

Nhật Bản có lẽ là một trong số những quốc gia hiểu rõ nhất vai trò của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khi là nền kinh tế lớn nhất trong số các nước thành viên đã phê chuẩn thỏa thuận thương mại này, như một động thái thúc giục Quốc hội Mỹ cũng thực hiện điều tương tự càng sớm càng tốt. TPP và tự do thương mại giữ một vai trò sống còn đối với nền kinh tế Nhật ở thời điểm hiện tại, khi những kế hoạch cải cách Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe đang dần đi vào ngõ cụt. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã chính thức từ bỏ chính sách lãi suất âm và giảm một phần lớn chương trình nới lỏng tài chính để kích thích tăng trưởng kinh tế. Nếu TPP đổ bể, gần như chắc chắn chương trình Abenomics sẽ thất bại. Có lẽ chính thế hệ trẻ, chứ không phải các tập đoàn kinh tế lớn và nổi tiếng khắp toàn cầu, mới là chìa khóa cho vấn đề cải cách nền kinh tế của đất nước mặt trời mọc.

Không khó để nhận ra rằng, các cải cách kinh tế Abenomics của Thủ tướng Shinzo Abe trong vòng 3 năm qua dường như đã lãng quên những người trẻ tuổi. Đích đến của các chương trình cải cách kinh tế chủ yếu như hạ tỷ giá đồng yen và nới lỏng tiền tệ của chính phủ Nhật Bản đều hướng tới các tập đoàn và công ty, phần lớn vào tập trung vào việc tăng mức sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để kích thích xuất khẩu. Có rất ít nguồn vốn từ chính phủ Nhật Bản được đổ vào lĩnh vực khởi nghiệp – một phong trào đang nổi lên trên khắp thế giới và được coi như một ngành kinh tế mới có thể đem lại hàng tỉ USD như đã diễn ra tại Mỹ hoặc Anh. Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2014 của Global Entrepreneurship Monitor, thì chỉ có khoảng 31% người Nhật nghĩ rằng làm doanh nhân là một lựa chọn sự nghiệp tốt, đứng thứ 2 từ dưới lên và chỉ trên Puerto Rico. Trong khi đó, tỷ lệ này cao hơn nhiều tại hầu hết các nền kinh tế khác trên thế giới, như 65% ở Mỹ, 66% ở Trung Quốc và 79% ở Phần Lan.

Không khuyến khích những người trẻ tuổi khởi nghiệp, dường như đã trở thành một nét đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản. Điều này đến từ cả hai yếu tố là kinh tế và văn hóa. Nhật Bản là một nền kinh tế bị chi phối bởi các tập đoàn lớn trong hầu hết mọi lĩnh vực, và các công ty khởi nghiệp tại Nhật thường có 2 kết cục chủ yếu: hoặc được mua lại và sáp nhập vào các tập đoàn lớn, hoặc là bị cạnh tranh đến mức phải phá sản. Nền văn hóa Nhật Bản cũng cổ súy cho việc trở thành những công chức và nhân viên đối với những sinh viên mới tốt nghiệp, coi đó là một sự ổn định hơn cho sự nghiệp và cuộc sống. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các chương trình cải cách kinh tế Abenomics không thành công, khi theo thống kê số tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế Nhật Bản là rất lớn do chính sách lãi suất âm và kích thích tiền tệ của BOJ, nhưng đã không được tận dụng do thiếu một phong trào khởi nghiệp rộng lớn, đặc biệt là khi Nhật Bản được đánh giá là một trong những nước có thể thu được thành công lớn nhất do có nhiều bằng sáng chế phong phú trong nhiều lĩnh vực.

Việc thiếu sự chú ý đến thế hệ trẻ và khởi nghiệp không chỉ khiến Nhật Bản lỡ mất một yếu tố quan trọng để cải cách nền kinh tế, mà còn khiến giới trẻ ở nước này rơi vào một tình trạng khá bi quan. Kết quả khảo sát của tập đoàn Manpower Inc cho thấyNhật Bản là quốc gia đứng đầu trong số 18 nước về sự bi quan của giới trẻ, cao hơn cả Hy Lạp là nước đang trải qua một thảm họa về kinh tế, nơi tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ lên tới 70%. Cụ thể, có khoảng gần 40% thanh niên Nhật Bản cho rằng họ bi quan về tương lai, cuộc sống riêng tư và sự nghiệp. Khoảng 1/3 số người tham gia khảo sát của Manpower cho rằng đó là điều không thể tránh khỏi khi nền kinh tế Nhật đang trì trệ, việc làm với thu nhập ổn định ngày càng khó kiếm hơn, trong khi số người già cần được chăm sóc tăng trưởng nhanh nhất thế giới và nước Nhật đang có mức nợ công thuộc hàng cao nhất thế giới. Hiện nợ công của Nhật Bản vào khoảng 250% GDP, và tính đến năm 2011 mỗi đứa trẻ dưới 15 tuổi ở Nhật Bản phải gánh một khoản nợ công khoảng 794.000 USD, cao hơn 2,5 lần so với ở Ý và Hy Lạp.

Sự bi quan của giới trẻ do bị bỏ rơi trong các chính sách cải cách kinh tế của chính phủ, lại tác động ngược lại vào chính những chính sách đó. Theo thống kê của chính phủ Nhật, phần lớn người lao động trong độ tuổi 25-34 tiết kiệm hầu hết thu nhập của họ thay vì chi tiêu và mua sắm, và điều này khiến cho nỗ lực kích thích tiêu dùng nội địa của Tokyo trở nên không thành công. Thực tế cho thấytăng trưởng tiêu dùng nội địa ở Nhật Bản phần lớn lại đến từ những người cao tuổi chứ không phải giới trẻ. Ngoài ra, nó còn nhiều tác động tiêu cực. Chẳng hạn như ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn và sinh con trong giới trẻ. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu đời sống và sức khỏe Meiji Yasuda, tỷ lệ những người dưới 30 tuổi muốn lập gia đình đã giảm hẳn, hiện chỉ còn khoảng 39% với đàn ông và 59% với phụ nữ, mà lý do chủ yếu được đưa ra là thu nhập và tiền lương thấp, công việc không ổn định.

Điều này không chỉ khiến tiêu dùng nội địa giảm, do nhu cầu mua sắm sẽ tăng lên nếu ngày càng có nhiều người lập gia đình và sinh con hơn, mà còn khiến tỷ suất sinh trong xã hội Nhật đang ở mức đáng báo động. Hiện Nhật Bản cùng Đức là hai quốc gia có tỷ suất sinh thấp nhất thế giới và có nguy cơ suy giảm dân số. Về lâu dài, nền kinh tế Nhật Bản sẽ ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào lao động nhập khẩu. Và nói chung, một quốc gia không đủ nhân lực để duy trì hoạt động của nền kinh tế của mình sẽ khó có thể là một nền kinh tế năng động và phát triển ổn định được.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải cách kinh tế Nhật Bản: Chìa khóa nằm ở thế hệ trẻ