Về "thận học", khi bác sĩ làm tốt vai trò chuyên môn, họ có thể phát hiện ra các căn bệnh về thận ở giai đoạn sớm để ngăn chặn, hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh, chậm tình trạng suy thận, phải ghép thận.
Thông tin Y học

Cần phát hiện sớm để ngăn chặn, làm chậm bệnh suy thận

Hồ Quang 06/08/2024 15:27

Về "thận học", khi bác sĩ làm tốt vai trò chuyên môn, họ có thể phát hiện ra các căn bệnh về thận ở giai đoạn sớm để ngăn chặn, hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh, chậm tình trạng suy thận, phải ghép thận.

TS-BS Dư Thị Ngọc Thu - Trưởng đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người (Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM) đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo “Cập nhật kiến thức y khoa liên tục: Thực hành lâm sàng bệnh thận và lọc máu” diễn ra từ ngày 5 - 9.8.

bac-si-than-hoc-lam-tot-chuyen-mon-se-ngan-chan-duoc-benh-nhan-suy-than-hinh-anh.png
TS-BS Dư Thị Ngọc Thu chia sẻ kinh nghiệm tại cuộc hội thảo về bệnh thận và lọc máu - Ảnh: BVCC

Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thận học, cũng như về điều phối trong hiến và ghép tạng đến các bệnh viện thuộc khu vực phía nam. Hội thảo có 2 chủ đề chính: thực hành lâm sàng bệnh thận và lọc máu; chẩn đoán chết não - phát hiện và hồi sức người bệnh chết não có tiềm năng hiến tạng.

Ở chủ đề “thực hành lâm sàng bệnh thận và lọc máu”, các chuyên gia trình bày những kiến thức bổ ích về: tiếp cận chẩn đoán và điều trị quá trình ca lâm sàng (tiểu máu, protein niệu và albumine niệu); rối loạn đi tiểu: tiếp cận chẩn đoán; phân tích xét nghiệm đánh giá chức năng thận: tiếp cận bệnh nhân suy thận; nhiễm trùng tiểu: tiếp cận chẩn đoán và điều trị ca lâm sàng 2…

Chủ đề “chẩn đoán chết não - phát hiện và hồi sức người bệnh chết não có tiềm năng hiến tạng”, các báo cáo cũng mang đến những nội dung thiết thực: những điều cần có trong phát triển chương trình ghép từ người hiến tạng chết; trình ca lâm sàng đánh giá người hiến tạng tiềm năng; tiếp cận gia đình người hiến tạng: từ lý thuyết đến thực hành…

TS-BS Dư Thị Ngọc Thu nhấn mạnh, về mặt thận học, khi các bác sĩ làm tốt vai trò chuyên môn, họ có thể phát hiện ra bệnh về thận ở giai đoạn sớm, góp phần ngăn chặn, hoặc làm chậm quá trình phát triển bệnh đến giai đoạn cuối (giai đoạn này dẫn đến suy thận, phải ghép thận).

“Điều này sẽ giúp làm giảm đi nhu cầu cần được ghép thận và làm nhẹ đi gánh nặng thiếu hụt tạng để ghép cho người bệnh”, bác sĩ Thu nói.

Về việc điều phối trong hiến và ghép tạng, bác sĩ Thu cho biết, để mô tạng hiến có được chất lượng đảm bảo, phục vụ quá trình ghép, vai trò của bác sĩ ở thời điểm hồi sức cấp cứu ngay từ bước đầu tiên là cực kỳ quan trọng.

Các bác sĩ phải nhìn ra được đúng dạng bệnh, biết được những việc cần phải làm trong quá trình hồi sức, từ đó mới có thể đảm bảo chất lượng tạng và bảo quản tạng đúng cách…

BSCK2 Trương Công Thành - Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Kiên Giang đánh giá cao vai trò và ý nghĩa của chương trình này đối với các khu vực. “Đây là cơ hội cho ngành y tế Kiên Giang phát triển về kiến thức cũng như kỹ năng thực hành lâm sàng, qua đó sau khi kết thúc khóa đào tạo, bệnh viện có thể làm tốt hơn nữa trong chăm sóc và điều trị ở lĩnh vực thận học, đảm bảo đúng chức năng của một bệnh viện vùng, hướng đến mục tiêu phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy trong việc lấy và hỗ trợ ghép tạng”, bác sĩ Thành nói.

Bài liên quan
Tự dùng thuốc nam trị suy thận cấp, người đàn ông nguy kịch
Các bác sĩ vừa cấp cứu thành công cho người bệnh bị đợt cấp suy thận mạn nguy hiểm đến tính mạng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần phát hiện sớm để ngăn chặn, làm chậm bệnh suy thận