Ngày 18.5, Học Viện Cán bộ TP.HCM, Cơ quan Thường trực Tạp Chí Cộng Sản tại miền Nam tổ chức Hội thảo khoa học thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP.HCM.

Cần tạo lập không gian chính sách để TP.HCM khơi thông các nguồn lực phát triển

Tú Viên | 18/05/2023, 18:48

Ngày 18.5, Học Viện Cán bộ TP.HCM, Cơ quan Thường trực Tạp Chí Cộng Sản tại miền Nam tổ chức Hội thảo khoa học thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP.HCM.

Hội thảo khoa học này nhằm tập hợp các luận cứ khoa học về xây dựng và thí điểm các cơ chế, chính sách mới, vượt trội để phát triển TP.HCM, đưa phương hướng xây dựng và thí điểm các cơ chế, chính sách mới, vượt trội để bảo đảm tính hiệu quả.

Tại hội thảo, các đại biểu khẳng định sự cần thiết, mang tính cấp bách của các cơ chế, chính sách mới vượt trội đối với sự phát triển bền vững của TP.HCM trong bối cảnh phát triển mới, để TP phát huy một cách hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế; đón đầu, khai thác tốt các cơ hội để phát triển mạnh mẽ, giữ vững vai trò đầu tàu, trung tâm lan tỏa, tạo xung lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội của khu vực phía Nam và cả nước. Từ đó, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển chung theo tinh thần “TP.HCM vì cả nước, cả nước vì TP.HCM”.

quang_canh_hoi_thao_-_anh_t.l.jpg
Quang cảnh hội thảo-Ảnh: T.Ư

Các ý kiến cho rằng, để đảm bảo tính vượt trội trong nội hàm và tính khả thi của các cơ chế, chính sách trong nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54/2017/QH14 trên thực tiễn, các cơ chế, chính sách cần hướng tới đảm bảo tính mở, dự liệu được các vấn đề trong quá trình thực hiện, đặc biệt là các xung đột pháp lý, xung đột về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan liên quan. Cần xác lập cơ chế “ưu tiên” trong thực hiện các cơ chế, chính sách của nghị quyết mới nếu xảy ra các xung đột trên cũng như cài đặt giải pháp tháo gỡ, hóa giải các vấn đề trong tiến trình thực hiện.

Theo TS Bùi Ngọc Hiền, Trưởng Phòng Quản lý khoa học, thông tin, tư liệu - Học viện Cán bộ TP.HCM, quan trọng nhất của nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54 hướng đến khung chính sách cho TP phát triển, khác với việc đi vào chi tiết từng cơ chế chính sách. Nghị quyết mới cần trao cho TP.HCM nhiều quyền chủ động thí điểm hơn, đảm bảo tính mới vượt trội, góp phần khai thác tính năng động sáng tạo TP hoặc phối hợp với bộ, ngành thực hiện thí điểm, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách mới. Cùng với đó là cần hướng nhóm chính sách để TP.Thủ Đức phát triển đúng nghĩa một đô thị tương tác cao; phát triển kinh tế số. “Cần tạo lập không gian chính sách để TP.HCM khơi thông các nguồn lực phát triển” – TS Bùi Ngọc Hiền nhấn mạnh.

Cũng về nội dung này, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo cho rằng, vướng mắc lớn nhất là thể chế, cơ chế chính sách. Hiện nay, có những quy định của pháp luật còn quá chồng chéo, vừa chung chung, vừa xung đột lẫn nhau. Trung ương phải tập trung xử lý vấn đề này. Làm sao phân cấp, phân quyền cho mạnh hơn, tạo điều kiện chủ động cho các địa phương nhiều hơn, tự chịu trách nhiệm cao hơn nữa. TP cần những cơ chế cơ vượt trội đưa vào nghị quyết mới thay thế Nghị quyết số 54. Về lâu dài, căn cơ nên có Luật đô thị, thậm chí cần có Luật đô thị đặc biệt.

TS Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM cũng cho rằng việc nhìn nhận các hạn chế khi thực hiện Nghị quyết 54 để rút kinh nghiệm thực hiện nghị quyết mới rất quan trọng. Một trong những nguyên nhân được đưa ra là sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa TP.HCM và các sở ngành vì cơ chế, chính sách còn vướng mắc, chồng lấn. Phải xác định đây là điểm nghẽn để gỡ.

Ở nghị quyết thay thế, bên cạnh việc đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù thì phải đưa giải pháp để bãi bỏ những thủ tục rườm rà khi thực hiện chính sách. Nên chăng, TP.HCM nên đề xuất luôn cơ chế xin ý kiến các bộ, ngành. Khi TP.HCM đề xuất một vấn đề với các bộ ngành Trung ương, trong thời gian bao lâu sẽ trả lời. Nếu qua thời hạn này, Trung ương không trả lời thì TP.HCM được quyền thực hiện các chính sách đã đề xuất trên tinh thần tự chịu trách nhiệm.

Phát biểu tổng kết Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Tấn Phát, Giám đốc Học viện Cán bộ TP.HCM đã cảm ơn sự quan tâm, nghiên cứu đầy tâm huyết, trách nhiệm với tinh thần khoa học của các lãnh đạo; các chuyên gia, nhà khoa học đối với việc xây dựng các cơ chế, chính sách mới vượt trội để phát triển bền vững TP.HCM.

PGS.TS Nguyễn Tấn Phát cho biết, sau hội thảo, Học viện Cán bộ TP sẽ báo cáo với Thường trực Thành ủy và gửi đến các cơ quan có liên quan về kết quả hội thảo cùng với các kiến nghị, đề xuất của hội thảo đối với việc xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TP.

Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT giải trình cụ thể về chính sách đột phá tiền lương giáo viên
Sáng 20.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) có giải trình cụ thể về ý kiến đại biểu nêu ra liên quan chính sách đột phá về tiền lương, phụ cấp của nhà giáo tại dự luật.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần tạo lập không gian chính sách để TP.HCM khơi thông các nguồn lực phát triển