Dự án Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến được thông xe vào ngày 29.4 và tạm thời chưa thu phí. Tuy nhiên, các phương tiện được vào cao tốc này tại những nút giao nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Các loại xe nào được phép lưu thông?

P.V | 26/04/2023, 05:00

Dự án Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến được thông xe vào ngày 29.4 và tạm thời chưa thu phí. Tuy nhiên, các phương tiện được vào cao tốc này tại những nút giao nào là câu hỏi nhiều người thắc mắc.

Ngày 25.4, Khu quản lý đường bộ IV- Cục Đường bộ Việt Nam đã có văn bản gửi Ban quản lý Dự án Thăng Long (đơn vị đại diện chủ đầu tư Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây) về việc tổ chức quản lý, bảo trì, khai thác vận hành tuyến cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Theo đó, Dự án Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây dự kiến được thông xe tạm thời vào ngày 29.4.

Để việc quản lý vận hành dự án trong thời gian thông xe được đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình và đảm bảo an ninh trật tự, Khu quản lý đường bộ IV đề nghị Ban quản lý Dự án Thăng Long bố trí 4 xe bán tải để vừa thực hiện nhiệm vụ tuần đường, vừa chở công nhân thực hiện công tác bảo dưỡng thường xuyên; bố trí 4 xe cứu hộ để thực hiện cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra sự cố trên cao tốc.

Tại các vị trí nút giao vào cao tốc bố trí các bốt trực gác với đầy đủ hệ thống cảnh báo để nhân công trực gác làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn; tổ chức trực gác 3 ca/ngày kể từ khi thông xe nhằm hướng dẫn và ngăn chặn xe mô tô, xe gắn máy, máy kéo, xe thô sơ và người đi bộ đi vào cao tốc.

Phối hợp với Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông để xử lý các tình huống xảy ra tai nạn giao thông.

Cùng ngày, ông Uông Việt Dũng - Chánh văn phòng Bộ GTVT cho biết, tạm thời các đoạn cao tốc sắp đưa vào khai thác sẽ chưa thu phí phương tiện lưu thông.

Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cho các công trình giao thông trọng điểm sau này, Nhà nước đang xây dựng phương án thu phí và chờ Quốc hội thông qua.

Theo thiết kế, cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có 7 nút giao, ngày 29.4 mới chỉ đưa vào hoạt động 3 nút giao, các nút giao còn lại tạm thời chưa được đưa vào khai thác.

Như vậy, để đi vào cao tốc, các phương tiện sẽ đi từ 3 nút giao chính gồm: nút giao Ba Bàu (điểm đầu cao tốc, thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận); nút giao với quốc lộ 1A (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) và nút giao với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (điểm cuối cao tốc, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai).

Dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây có tổng chiều dài 99km nối hai tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai. Sau khi đưa vào sử dụng, dự kiến thời gian di chuyển từ TP.HCM đi TP.Phan Thiết còn khoảng 2,5 giờ thay vì từ 4-5 giờ như trước đây.

Bài liên quan
Sau 1 năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua Đồng Nai hiện ra sao?
Sau hơn 1 năm thi công, dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn gặp khó khăn do vướng công tác giải phóng mặt bằng và vật liệu đất lắp.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây: Các loại xe nào được phép lưu thông?