Một thành phần không thể thiếu để làm nên món lẩu Tứ Xuyên hoàn hảo, đó là thật nhiều dầu, mỡ.

Cấp năng lượng cho máy bay từ những nồi lẩu thừa ở Trung Quốc

Báo Tin tức | 18/02/2023, 13:20

Một thành phần không thể thiếu để làm nên món lẩu Tứ Xuyên hoàn hảo, đó là thật nhiều dầu, mỡ.

dau-thua-lau-trungquoc.jpg
Thu gom dầu từ thức ăn bỏ đi tại các nhà hàng ở Trung Quốc - Ảnh: Bloomberg

Đầu tiên, thực khách nhúng thịt vào trong nồi nước cay đỏ, sóng sánh váng mỡ động vật, sau đó lại nhúng từng miếng thịt vào đĩa dầu thực vật rồi mới thưởng thức chúng. Nó là một món ngon giàu chất béo, song cũng tạo ra khoảng 12.000 tấn dầu thải mỗi tháng chỉ riêng ở thành phố Thành Đô của Trung Quốc.

Vì vậy, năm 2016, một công ty khởi nghiệp đã bắt đầu xuất khẩu dầu mỡ mà các nhà hàng Trung Quốc bỏ đi sang châu Âu và Singapore, nơi chúng được tái chế thành nhiên liệu đủ tinh khiết để cung cấp năng lượng cho máy bay.

Chịu trách nhiệm cho khoảng 2% tổng lượng khí thải làm nóng hành tinh trên toàn thế giới, ngành hàng không đang chịu áp lực phải tìm ra những cách xanh hơn để vận hành.

Một số hãng hàng không lớn, trong đó có British Airways, Cathay Pacific Airways và Delta Air Lines, đã cam kết thay thế khoảng 10% nhiên liệu máy bay của họ bằng một loại nhiên liệu bền vững vào năm 2030.

Và dầu thải từ nhà bếp đang được coi như một nguồn nhiên liệu máy bay bền vững chính, vì nó không đòi hỏi thay thế chuỗi sản xuất lương thực hay khuyến khích phá rừng. Và Trung Quốc, với dân số đông nhất thế giới cũng sở thích ăn những món lẩu siêu dầu mở, đã là nhà xuất khẩu lớn nhất.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là làm cho dầu cặn bã có thể bay lên trời”, ông Zhong Guojun, Phó chủ tịch Công ty Công nghệ Môi trường Jinshang Sichuan - đơn vị đứng sau dự án - cho biết.

dau-thua-lau-trungquoc1.jpg
Từ trái qua: các chai đựng nhiên liệu sinh học, dầu diesel sinh học và dầu công nghiệp trộn lẫn cùng với dầu cặn bã thức ăn - Ảnh: Bloomberg

Công ty có trụ sở tại Thành Đô này chuyên thu gom dầu đã qua sử dụng, chủ yếu từ các nhà hàng lẩu ở thủ phủ 16 triệu dân của tỉnh Tứ Xuyên, và loại bỏ các tạp chất như natri và các hạt kim loại.

Sản phẩm cuối cùng là tiền chất nhiên liệu sinh học thường được gọi là dầu hỗn hợp công nghiệp. Sau đó, chúng được xuất khẩu sang Neste Oyj, nhà sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững lớn nhất thế giới, cùng với những “gã khổng lồ” năng lượng toàn cầu như BP và Eni, để tiếp tục được tinh chế thành dầu diesel sinh học hoặc nhiên liệu máy bay.

Vốn được thành lập trong thời kỳ khủng hoảng an toàn thực phẩm ở Trung Quốc nhằm ngăn chặn việc lọc và bán lại “dầu bẩn” cho các nhà cung cấp thực phẩm, công ty Jinshang bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ bỏ đi lại từ năm 2016, khi nhu cầu về nhiên liệu sinh học từ các nhà máy lọc dầu quốc tế tăng cao lần đầu tiên.

Trung Quốc tiêu thụ nhiều dầu ăn hơn bất kỳ quốc gia nào khác: hơn 41 triệu tấn mỗi năm. Cho đến nay, chưa đến ba triệu tấn trong số dầu đó được đưa vào chuỗi cung ứng dầu diesel sinh học, theo báo cáo của tờ Nhân dân Nhật báo năm 2022.

Con số trên thấy lĩnh vực này rất nhiều cơ hội để tiếp tục phát triển, đặc biệt là khi các chính phủ và cơ quan quản lý thắt chặt những quy tắc để đáp ứng các mục tiêu phát thải, vốn là chìa khóa để ngăn chặn thảm họa nóng lên toàn cầu.

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã đưa ra kế hoạch giảm thiểu carbon vào năm 2016 nhằm khuyến khích sử dụng nhiên liệu bền vững bên cạnh các cải tiến kỹ thuật và vận hành.

Liên minh châu Âu (EU) cũng đang thắt chặt chính sách của mình, yêu cầu các máy bay và sân bay của họ pha trộn nhiên liệu bền vững với nhiên liệu máy bay thông thường của họ. Ban đầu, tỷ lệ mục tiêu pha trộn được đặt ra là 5% vào năm 2030 và tăng lên 85% từ năm 2050.

Nhiên liệu hàng không bền vững vẫn đắt hơn nhiều so với nhiên liệu thông thường, nhưng những mục tiêu đó đang buộc các hãng hàng không phải tìm cách đáp ứng. Một số hãng đã hợp tác với các công ty khởi nghiệp để phát triển công nghệ sạch hơn.

Tiến sĩ Chong Cheng Tung tại Đại học Giao thông Thượng Hải cho biết: “Khi có nhu cầu, nguồn cung sẽ bắt kịp và hiện tại, nhu cầu này đã xuất hiện. Vì vậy, hoặc là bạn chuyển đổi sang nhiên liệu xanh, hoặc bạn phải trả một khoản phí bảo hiểm lớn cho việc đi lại”.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cấp năng lượng cho máy bay từ những nồi lẩu thừa ở Trung Quốc