Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu nhanh chóng hoàn thành việc xác định những người có công, không để những người có công không được hưởng chế độ. Đồng thời rà soát những người giả mạo người có công để hưởng chế độ.

Chế độ cho người có công: Không chỉ kinh tế, mà còn là danh dự

Trí Lâm | 18/04/2017, 17:49

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu nhanh chóng hoàn thành việc xác định những người có công, không để những người có công không được hưởng chế độ. Đồng thời rà soát những người giả mạo người có công để hưởng chế độ.

Sáng 18.4, Thường vụ Quốc hội tổ chức phiên chất vấn Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH)Đào Ngọc Dung. Đại biểuTrương Thị Yến Linh đề nghị Bộ trưởng nêu quan điểm về tình trạng hồ sơ giả, khai man hồ sơ để hưởng chính sách người có công.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởngDung cho hay, Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH đãtiến hành thanh tra tại 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Từ năm 2016, Bộ đã phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra việc xác lập, xét duyệt hồ sơ thương binh tại 5 quân khu.

Thừa nhận có tình trạng giả mạo người có công, Bộ trưởng Dung cho biết qua rà soát, trong hơn 2 triệu người có công thì 0,09% người hưởng không đúng chính sách.3 năm gần đây, hai bộ LĐ-TB-XH và Quốc phòng đã đẩy mạnh thanh tra hồ sơ chính sách ở các quân khu, hiện thanh tra xong 5 quân khu và 29 địa phương.

"Trong hơn 60.000 hồ sơ tại các đơn vị thanh tra,chúng tôi phát hiện 12.000 hồ sơ có sai sót, 1.800 hồ sơ giả mạo,không đảm bảo cơ sở pháp lý, không đủ điều kiện hưởng chính sách ưu đãi", ông Dung cho hay.

Theo đó, cơ quan chức năng đã buộc hoàn trả chế độ hưởng sai 130 tỉ đồng, giảm chi ngân sách nhà nước hàng năm trên 37 tỉ đồng gồm cấp sai, cấp trùng, đã kiến nghị xuất toán, thu hồi nộp ngân sách nhà nước 13 tỉ đồng.

Bộ trưởng cho biết, qua thanh tra thấy có 3 đối tượng bị giả mạo nhiều. Đó là giả mạo ở trường hợp xác nhận thương binh, giả mạo hồ sơ chất độc hóa học, giả mạo hưởng chính sách với thanh niên xung phong.

Về giải pháp thời gian tới, Bộ trưởng cho rằng dứt khoát phải đặt vấn đề làm đúng chính sách, công khai minh bạch, lấy dân, lấy chi bộ đảng, làm từ cơ sở trở lên, đặc biệt coi trọng các đồng chí lão thành cách mạng, giám sát của Mặt trận tổ quốc, 46 tỉnh thành đã chỉ đạo giải quyết việc này.

Theo đó, các tỉnh thành tham gia giám sát hồ sơ, đăng công khai 3 số báo hoặc truyền hình địa phương, chuyển Bộ xét,nếu không có khiếu nại gì mới trình Chính phủ công nhận liệt sĩ.

Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nêu ý kiến, cần đẩy nhanh giải pháp hồ sơ tồn đọng với người có công, đến năm 2017 hoàn thành căn bản hồ sơ tồn đọng, trình chính phủ ban hành chính sách giải quyết hồ sơ tồn đọng để tiến tới giải quyết toàn bộ.

Bên cạnh đó, bà Tòng Thị Phóng cho rằng, cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, cựu chiến binh để xử lý nghiêm trường hợp giả mạo, hưởng sai chế độ, giải quyết hợp lý hợp tình, tạo sự đồng thuận, ưu tiên giải quyết người có công cao tuổi, tìm phương án tháo gỡ khó khăn về giấy tờ gốc trong xác minh, đặc biệt với lực lượng thanh niên xung phong để phù hợp với thực tế lịch sử và đặc thù của lực lượng này.

Nhấn mạnh điều này, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng cho rằng cần phải nhanh chóng hoàn thành việc xác định những người có công, không để những người có công không được hưởng chế độ. Đồng thời rà soát những người giả mạo người có công để hưởng chế độ.

‘Đây không chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là câu chuyện danh dự”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

200.000 liệt sĩ chưa được quy tập

Đại biểu Đinh Duy Vượt, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai cũng đề cập đến việc cả nước còn 200.000 hài cốt liệt sĩ nằm rải rác chưa được quy tập và trên 300.000 hài cốt đã quy tập nhưng chưa rõ danh tính.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết hiện vẫn có 20 đội quy tập chuyên nghiệp do quân đội chủ trì, làm việc thường xuyên, phối hợp với nhân dân và nước bạn để tìm kiếm. Từ đầu năm đến nay, hơn hài cốt 8.000 liệt sĩ đã được quy tập.

“Chúng tôi tiến hành nhiều giải pháp, trong đó có xác định gen. Năm qua hơn 3.200 liệt sĩ được trả lại tên, đưa về gia đình.Tuy nhiên, để xác định được con số trên đã phải xét nghiệm trên 12.000 mẫu sinh phẩm liệt sĩ và chừng ấy mẫu tương đương của gia đình”, Bộ trưởng cho hay.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh, việc quy tập hài cốt liệt sĩ cần một nỗ lực lớn và sự kiên trì và cần sự chung tay của toàn dân, bởi vì thông tin ngày càng ít đi vì những người thời đó ngày càng cao tuổi, địa hình thay đổi.

“Chúng ta ngồi đây nhưng vẫn có rất nhiều người băng rừng băng suối,sang cả nước bạn để tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, rất vất vả”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chế độ cho người có công: Không chỉ kinh tế, mà còn là danh dự