Chí Linh từ một huyện miền núi nay đã là thành phố thứ 2 trực thuộc tỉnh Hải Dương, còn Hà Tĩnh đã được công nhận là đô thị loại II sau 12 năm phấn đấu.

Chí Linh nhận quyết định lên thành phố, Hà Tĩnh thành đô thị loại II

22/04/2019, 11:54

Chí Linh từ một huyện miền núi nay đã là thành phố thứ 2 trực thuộc tỉnh Hải Dương, còn Hà Tĩnh đã được công nhận là đô thị loại II sau 12 năm phấn đấu.

Lễ công bố thành lập thành phố Chí Linh - Ảnh từ VGP

Tối 20.4, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tới lãnh đạo thành phố Chí Linh.

Với quyết định này, Chí Linh từ một huyện miền núi của tỉnh Hải Dương nay đã là đô thị trẻ. Thành phố thứ 2 của tỉnh Hải Dương nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có diện tích tự nhiên là 282,917 km2, dân số là 220.421 người với 15 dân tộc đang sinh sống; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt trên 75 triệu đồng/người/năm (cao hơn mức trung bình của tỉnh và cả nước).

Liên quan đến lĩnh vực bất động sản, Tỉnh ủy Hải Dương trong tháng 3.2019 đã có Thông báo số 1218-TB/TU nhất trí về chủ chương cho phép tăng số tầng tối đa tại các khu đô thị, khu dân cư.

Theo đó, tại các khu đô thị, khu dân cư cho phép xây dựng cao đến 5 tầng đối với nhà ở liền kề, 3 tầng đối với nhà ở biệt thự, nhà vườn (không tính tum cầu thang hoặc tầng áp mái), đồng thời cho phép xây dựng tầng hầm, bán hầm. Đối với các công trình cao tầng, căn cứ điều kiện và nhu cầu thực tế của từng dự án sẽ không khống chế chiều cao tối đa và cho phép sử dụng nhiều công năng trong một công trình xây dựng.

Cùng ngày, thành phố Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận Hà Tĩnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, sau 12 năm phấn đấu, chính thức tham gia vào danh sách 29 đô thị loại II trên cả nước với mức thu nhập đầu người đạt 47,3 triệu đồng, tăng 3 lần so với năm 2006.

Trong 3 năm thực hiện Đề án xã hội hóa xây dựng đô thị loại II, thành phố đã huy động được 6.800 tỉ đồng, vượt 38% kế hoạch. Nguồn lực xã hội hoá chiếm gần 80% tổng nguồn huy động.

Riêng về lĩnh vực bất động sản, năm 2019, TP. Hà Tĩnh có 2.998 lô đất nằm trong khung kế hoạch quỹ đất, được xem là “chất liệu” để địa phương phát huy nguồn thu ngân sách từ đất cũng như thu hút các dự án phục vụ phát triển kinh tế, hạ tầng trên địa bàn.

Trong gần 3.000 lô đất nói trên của khung kế hoạch thì có gần 1.200 lô đủ điều kiện đấu giá hoặc để cấp và trước mắt, TP Hà Tĩnh dự kiến sẽ có khoảng 1.000 lô đấu giá hoặc giao thành công với tổng số tiền thu được hơn 780 tỉ đồng.

Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Tĩnh Phạm Hùng Cường cho biết, việc xây dựng kế hoạch sử dụng quỹ đất trên địa bàn được căn cứ vào nhu cầu xã hội và yêu cầu chỉnh trang, phát triển đô thị và là một nguồn đóng góp vào ngân sách đáng kể để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương".

A.T.T

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
6 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chí Linh nhận quyết định lên thành phố, Hà Tĩnh thành đô thị loại II