Tổng thống Hassan Rouhani của Iran cảnh báo Tổng thống Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thù địch với Iran và nói rằng “chiến tranh với Iran là mẹ của tất cả các cuộc chiến tranh”.
Trongphát biểu với các nhà ngoại giao Iran hôm 22.7, ông Rouhani nói: “Ông Trump, chớ nghịchđuôi sư tử, điều đó chỉ dẫn đến sự hối tiếc”, theo hãng thông tấn IRNA.
Nhưng ông Rouhani cũng không loại trừ khả năng đạt được hòa bình giữa hai nước: “Mỹ nên biết hòa bình với Iran là mẹ của tất cả nền hòa bình, và chiến tranh với Iran là mẹ của tất cả các cuộc chiến tranh”, mở ra khả năng vươn đến hòa bình giữa hai nước hiềm khích nhau từ khi nổ ra Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 lật đổ chính quyền hoàng gia Palevi.
Nhằm đề cập các nỗ lực Mỹ gây bất ổn cho chính phủ Iran, Tổng thống Rouhani nói: “Quývị không ở thế kích động nhà nước Iran chống lại an ninh và quyền lợi của Iran. Chớ đùa với lửa, nếu không sẽ phải hối tiếc. Nhân dân Iran là bậc thầy và sẽ không bao giờ chịu thần phục bất kỳ ai”.
Iran đang đối mặt với sức ép của Mỹ, có thể bị trừng phạt, sau khi Tổng thống Trump hồi tháng 5 tuyên bố rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Hành động chung toàn diện (JCPOA). Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 này buộc Iran ngưng chương trình hạt nhân, đổi lại được quốc tế dỡbỏ lệnh cấm vận kinh tế.Tiếp sau quyết định của ông Trump, Ngoại trưởng Mike Pompeo hứa áp sự “trừng phạt mạnh nhất trong lịch sử” với Iran.
Từ sau đó, Mỹ nói các nước sẽphải ngưng mua dầu thô Iran từ ngày 4.11 tới, nếu không thì phải đối mặt với các hậu quả tài chính.Theo Reuters, dầu thô xuất khẩu của Iran có thể bị giảm 2/3 từ cuối năm 2018 dolệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Ngày 22.7, tướng Kioumars Heydari, Tư lệnh bộ binh Iran, ủng hộ lời dọa của Tổng thống Rouhani: “Vùng eo Hormuz phải an toàn cho tất cả các nước, hoặc bất an cho tất cả”.
Eo biển Hormuz là một trong những mắt xích trọng yếu của tuyến đường hàng hải quốc tế, và cũng là một trong những tuyến đường vận chuyển dầu mỏ quan trọng của thế giới. Gần như toàn bộ xuất khẩu dầu của Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Oman và Iraq đều được vận chuyển qua tuyến đường này.
Hồi đầu tháng 7, Tổng thống Iran cũng dọa chặn các nước láng giềng xuất khẩu dầu thô. Một khi phong tỏa eo biển Hormuz, Iran không chỉ tác động tới vận chuyển hàng hóa nói chung, mà còn đặc biệt tới vận chuyển dầu lửa cũng như tới nền kinh tế của những quốc gia láng giềng thân phương Tây.
Trong quá khứ, các quan chức Iran cũng dọa chặn eo Hormuzđể trả đũa bất kỳ hành động thù địch nào của Mỹ.
Tổng tư lệnh quân đội Iran, tướng Mohammad Baqeri cũng cảnh báo chính phủ Mỹ có thể đang chuẩn bị đánh chiếm Iran: “Hàhh vi của kẻ thù là không thể đoán trước được. Dù xem ra chính phủ nàykhông nói lời đe dọa quân sự, theo thông tin chính xác thì họ cố gắng thuyết phục quân đội Mỹ tấn công xâm lược Iran”.
Hồi tháng 6, các nhà lãnh đạo Iran cũng cảnh báo Iran sẵn sàng chiến đấu chống bất kỳ cuộc xâm lược quân sự từ nước ngoài. Thiếu tướng Yahya Rahim Safavi, cố vấn quân sự của Giáo chủ Ali Khamenei nói quân đội Iran sẵn sàng đối phó bất kỳ mối đe dọa quân sự nào từ Mỹ, Israel và đồng minh của hai nước này: “Chúng tôi đã nghiên cứu tất cả các kịch bản, và có kế hoạch đối phó với từng mối đe dọa”.
Tại Mỹ, các quan chức biết chuyện nói với Reuters: chính phủ Trump đã tung chiến dịch tuyên truyền, qua mạng và các bài diễn văn, nhằm kích động bất ổn và gây sức ép với Iran, để nước này ngưng chương trình hạt nhân và ngưng ủng hộ các tổ chức bán quân sự như Lực lượng vũ trang Hezbollah (Iran). Các cựu và đương kim quan chức Mỹ nói chiến dịch này chỉ trích mạnh các nhàlãnh đạo Iran.
Tổng thống Rouhani nói về việc ông Trump dọa chặn Iran xuất khẩu dầu thô: “Bất kỳ ai biết chính trị cơ bản đều không thể nói “chúng ta sẽ chặn dầu thô Iran”...và chúng ta có vị thế thống trị ở vùng Vịnh và eo biển Hormuz.
Ngày 21.7, Giáo chủ Khamenei, lãnh đạo tối cao của Cộng hòa Hồi giáo Iran, ủng hộ việc Tổng thống Rouhani đề nghịcó thể chặn các nước vùng Vịnh xuất khẩu dầu thô, nếu Iran bị tất cả các nước mua dầu thô Iran để chiều lòng Mỹ.
Vị Giáo chủ còn nói với các quan chức Iran, rằng đàm phán với Mỹ sẽ là “sai lầm rõ ràng, vì hoàn toàn không thể tin được Washington”. Ông ủng hộ tiếp tục đàm phán với các đối tác châu Âu trong thỏa thuận JCPOA, vốn đang chuẩn bị một gói giải pháp kinh tế nhằm duy trì thỏa thuận này, bất chấp Mỹ đã rút.
Bích Ngọc (theo Reuters)