Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ.

Chính phủ lập Quỹ tích lũy để trả nợ

29/06/2018, 17:34

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ - Ảnh: Internet

Theo quy định về Nghị định quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ, Thủ tướng sẽ có nhiệm vụ quyết định việc sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn; quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn; quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng; quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.

Bộ trưởng Bộ Tài chính có nhiệm vụ tổ chức quản lý và thực hiện thu, chi, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ; báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật Quản lý nợ công.

Đồng thời, quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài; quyết định việc lựa chọn các ngân hàng thương mại trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ...

Nghị định cũng quy định các khoản thu của Quỹ gồm: Thu hồi nợ cho vay lại (bao gồm gốc, lãi, lãi phạt và các khoản phí); thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại; thu phí quản lý cho vay lại (phần Bộ Tài chính được hưởng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ); phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có); thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ; thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ; thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ và các khoản thu hợp pháp khác.

Các khoản chi của Quỹ gồm: Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng; ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.

Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi trên, Quỹ sẽ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.

Thông tin được Chính phủ đưa ra hồi giữa tháng trước cho biết nợ công năm 2017 là gần 3,1 triệu tỉ đồng. Trong đó, nợ Chính phủ là 2,6 triệu tỉ đồng, nợ được bảo lãnh là 450.000 tỉ đồng và nợ chính quyền địa phương là 66.000 tỉ đồng.

Tại thời điểm 31.12.2017, tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia là hơn 2,4 triệu tỉ đồng, bằng 49% GDP nằm trong giới hạn được Quốc hội cho phép (nhỏ hơn 50% GDP). Năm 2018, Chính phủ dự kiến vay 341.000 tỉ đồng, trong đó vay bù đắp bội chi 195.000 tỉ đồng, trả nợ gốc hơn 146.000 tỉ đồng. Nghĩa vụ trả nợ năm 2018 là 275.330 tỉ đồng.

Tuyết Nhung

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
40 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ lập Quỹ tích lũy để trả nợ