Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.6.2018 ước tính đạt 586 nghìn tỉ đồng, bằng 38,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 416 nghìn tỉ đồng, bằng 44,2%; chi trả nợ lãi 55,9 nghìn tỉ đồng, bằng 49,7%; riêng chi đầu tư phát triển mới bằng 27,8% dự toán năm tương ứng với 111,1 nghìn tỉ đồng.

6 tháng đầu năm đã chi 55,9 nghìn tỉ để trả nợ lãi

29/06/2018, 14:50

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.6.2018 ước tính đạt 586 nghìn tỉ đồng, bằng 38,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 416 nghìn tỉ đồng, bằng 44,2%; chi trả nợ lãi 55,9 nghìn tỉ đồng, bằng 49,7%; riêng chi đầu tư phát triển mới bằng 27,8% dự toán năm tương ứng với 111,1 nghìn tỉ đồng.

Chi ngân sách 6 tháng đầu năm ước đạt 586 nghìn tỉ đồng - Ảnh minh họa

Vốn FDI thực hiện tăng 8,4%

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 29.6, vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2018 theo giá hiện hành ước tính đạt 747,6 nghìn tỉ đồng, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước và bằng 32,9% GDP, bao gồm: Vốn khu vực nhà nước đạt 249,8 nghìn tỉ đồng, chiếm 33,4% tổng vốn và tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài nhà nước đạt 308,4 nghìn tỉ đồng, chiếm 41,3% và tăng 17,5%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 189,4 nghìn tỉ đồng, chiếm 25,3% và tăng 8,5%.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20.6.2018 thu hút 1.366 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 11,7 tỉ USD, tăng 15,5% về số dự án và giảm 0,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017.

Bên cạnh đó, có 507 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 4.434,2 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 6 tháng đạt 16,2 tỉ USD, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2017. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 8,37 tỉ USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Trong 6 tháng đầu năm 2018 còn có 2.749 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 4,1 tỉ USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó có 390 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,4 tỉ USD và 2.359 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 2,7 tỉ USD.

Đầu tư ra nước ngoài 263 triệu USD

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 6 tháng đầu năm nay có 67 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam là 222,5 triệu USD; 16 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 40,6 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 6 tháng đầu năm 2018 đạt 263,1 triệu USD, trong đó lĩnh vực tài chính, ngân hàng đạt 106,2 triệu USD, chiếm 40,4% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 63,7 triệu USD, chiếm 24,2%; lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 48,9 triệu USD, chiếm 18,6%.

Trong 6 tháng có 27 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Lào chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư, Campuchia chiếm 12,3%.

Trả nợ lãi hơn 55.000 tỉ đồng

Tổng thu ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.6.2018 ước tính đạt 582,1 nghìn tỉ đồng, bằng 44,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa 462,7 nghìn tỉ đồng, bằng 42,1%; thu từ dầu thô 27 nghìn tỉ đồng, bằng 75,1%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 92 nghìn tỉ đồng, bằng 51,4%.

Tổng chi ngân sách nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.6.2018 ước tính đạt 586 nghìn tỉ đồng, bằng 38,5% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 416 nghìn tỉ đồng, bằng 44,2%; chi trả nợ lãi 55,9 nghìn tỉ đồng, bằng 49,7%; riêng chi đầu tư phát triển mới bằng 27,8% dự toán năm tương ứng với 111,1 nghìn tỉ đồng.

Nhập siêu 12,9 tỉ USD

Cũng theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 113,93 tỉ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 33,07 tỉ USD, tăng 19,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 80,86 tỉ USD (chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 14,5%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 6 tháng đầu năm tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng năm 2018 ước tính đạt 111,22 tỉ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 46,01 tỉ USD, tăng 12,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,21 tỉ USD, tăng 8,1%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu 6 tháng tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2017.

Cán cân thương mại hàng hóa 6 tháng đầu năm xuất siêu 2,71 tỉ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,94 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 15,65 tỉ USD.

Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2018 ước tính đạt 7,5 tỉ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó dịch vụ du lịch đạt 5,2 tỉ USD (chiếm 69,1% tổng kim ngạch), tăng 18,9%; dịch vụ vận tải đạt 1,4 tỉ USD (chiếm 18,7%), tăng 11,8%.

Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ 6 tháng ước tính đạt 8,8 tỉ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ vận tải đạt 4,2 tỉ USD (chiếm 47,4% tổng kim ngạch), tăng 7,5%; dịch vụ du lịch đạt 2,7 tỉ USD (chiếm 31%), tăng 9,4%. Nhập siêu dịch vụ trong 6 tháng là 1,3 tỉ USD, bằng 18% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.

Lam Thanh

Bài liên quan
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đối thoại với doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp hợp tác xã năm 2024
Ngày 28.3, UBND tỉnh Đồng Nai tổ tổ chức Hội nghị Gặp gỡ doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), DN hợp tác xã trên địa bàn Đồng Nai. Trong buổi sáng, lãnh đạo UBND tỉnh gặp gỡ các DN FDI và buổi chiều cùng ngày, lãnh đạo tỉnh gặp gỡ DN hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
6 tháng đầu năm đã chi 55,9 nghìn tỉ để trả nợ lãi