Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ra văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm vụ việc thân nhân liệt sĩ bị cắt chế độ chính sách suốt 12 năm ở huyện Mỹ Đức.
Sau khi Báo điện tử Một Thế Giới ngày 27.7đăng bài viết “12 năm tủi hổ vì bỗng dưng bị cắt chế độ thân nhân liệt sĩ", ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã ra văn bản chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) giải quyết dứt điểm vụ việc.
Theo đó, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung giao Giám đốc Sở LĐ-TB-XH chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức kiểm tra hồ sơ, giải quyết dứt điểm khó khăn vướng mắc theo kiến nghị của gia đình bà Nguyễn Thị Thinh (nếu có), đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy định chế độ chính sách cho thân nhân liệt sĩ, báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 25.8.2016.
Trao đổi với PV Báo điện tử Một Thế Giới, ông Nguyễn Văn Hoạt, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cảm ơn báo đã phản ánh thông tin. Ông Hoạt cho hayông đã nhận được thông tin bài báo phản ánh và giao Phòng LĐ-TB-XH cùng các ban ngành liên quan họp giải quyết sự việc theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố.
Văn bản của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ việc.
Trước đó, Báo điện tử Một Thế Giới phản ánhgia đình bà Nguyễn Thị Thinh, trú tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bỗng dưngbị cắt mọi chế độ khi đang hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ mấy chục năm trời, vàođúng ngày Thương binh - Liệt sĩ 27.7.2004. Đã 12 năm ròng, bà Thinh đưa đơn khắp nơi kiến nghị, khiếu nại nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết thỏađáng.
Theo đó, năm 2004, khi thực hiện thông tư 14 của Chính phủ về việc chăm sóc đời sống đối với gia đình có công với cách mạng, rà soát suy tôn liệt sĩ, xã Phù Lưu Tế và Phòng LĐ-TB-XH huyện Mỹ Đức chỉ thấy tên liệt sĩ Nguyễn Đình Tụng trong danh sách liệt sĩ của địa phương, song lại không có số bằng Tổ quốc ghi công. Vì vậy, địa phương đã cắt chế độ đối với gia đình bà Thinh. Hiện nay, ngôi mộ của ông Nguyễn Đình Tụng vẫn nằm trong nghĩa trang liệt sĩ của xã Phù Lưu Tế nhưng đã bỏ bia mộ (vì xã chưa xác minh được ông Tụng có là liệt sĩ hay không).
Đáng lưu ý, suốtbao nhiêu năm đó, trongcuốn Lịch sử Đảng bộ xã Phù Lưu Tế giai đoạn 1945-1975 có ghi danh liệt sĩ Nguyễn Đình Tụng hy sinn từ thời chống Pháp; bia đá ghi danh các liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ xã Phù Lưu Tế cũng ghi tên ông Nguyễn Đình Tụng.
Tại hồ sơ quản lý danh sách liệt sĩ của huyện Mỹ Đức có tên liệt sĩ Nguyễn Đình Tụng nhưng không có số bằng Tổ quốc ghi công. Theo lời ông Trần Ngọc Nghìn, Trưởng phòng LĐ-TB-XH huyện Mỹ Đức, thì khi đóviệc thực hiện cắt chế độ đối với thân nhân liệt sĩ của gia đình bà Thinh là đúng.
Theo Thông tư số 28, ngày 22.10.2013 của liên bộLĐ-TB-XH vàQuốc phòng, có hiệu lực từ ngày 15.12.2013, thì người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31.12.1994 trở về trước là đủ căn cứ xác nhận liệt sĩ.
Nam Phong