Nói về nhà 8B Lê Trực, Chủ tịch Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm sai phạm. Hiện nay đã hạ được tầng 19 nhưng để hạ được các tầng tiếp theo thì đang trình Bộ Xây dựng, mời các nhà khoa học thẩm định việc cắt tầng tòa nhà có đảm bảo hay không. Thời gian qua việc này chậm là do nguyên nhân này.

Chủ tịch Hà Nội: Đang gấp rút xử lý tòa nhà 8B Lê Trực

Trí Lâm | 16/08/2017, 12:31

Nói về nhà 8B Lê Trực, Chủ tịch Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm sai phạm. Hiện nay đã hạ được tầng 19 nhưng để hạ được các tầng tiếp theo thì đang trình Bộ Xây dựng, mời các nhà khoa học thẩm định việc cắt tầng tòa nhà có đảm bảo hay không. Thời gian qua việc này chậm là do nguyên nhân này.

Sáng 16.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà.

Chung cư cao tầng gây ùn tắc

Trả lời chất vấn của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) về tình trạng các chung cư cao tầng mọc lên tại các đô thị lớn khiến tình trạng tắc nghẽn thêm trầm trọng, gây thiệt hại lớn cho kinh tế đất nước, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà thừa nhận có tình trạng trên và cho rằngcó nhiều khu đô thị không đạt yêu cầu.

Nguyên nhân được ông Hà chỉ ra là ở Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị và Nghị định 11 đều thống nhất nguyên tắc các khu đô thị đều phải tuân thủ quy hoạch đô thị. Trong quy hoạch xây dựng chi tiết đã quy định cụ thể mật độ sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, chỉ giới đỏ, tầng cao, cảnh quan kiến trúc, sự đồng bộ về hạ tầng so với dân số khu vực....

“Nếu như quy hoạch chi tiết được xây dựng, được lập và tuân thủ một cách đúng đắn thì không xảy ra tình trạng này, bởi vì nếu xây dựng dự án mà tuân thủ quy hoạch chi tiết này thì sẽ không có hệ quả ùn tắc và quá tải”, Bộ trưởng Hà nói và cho biết, sau khi rà soát thì phát hiện ra nhiều khu vực ùn tắc do xây dựng không tuân thủ quy hoạch chi tiết.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà giải trình trước Quốc hội - Ảnh: VGP

Cũng chia sẻ thêm về điều này, ông Hà cho biết, nếu xây khu đô thị theo đúng quy hoạch chi tiết thì phải đồng bộ hạ tầng. Có nhiều khu đô thị xây dựng xong nhưng hạ tầng kết nối lại chưa hoàn thiện, không theo kịp nên gây quá tải.

“Do đó, vấn đề đặt ra là phải tuân thủ quy hoạch chi tiết, đồng thời nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng xung quanh, đúng tiến độ”, ông Hà nêu.

Cũng thừa nhận thực trạng này, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, toàn bộ quá trình phê duyệt quy hoạch đều được tiến hành quy hoạch phân khu và quy hoạch chung do Thủ tướng phê duyệt. Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện, các chủ đầu tư có vi phạm về quy hoạch chi tiết như chiều cao, mật độ. Ví dụ như dự án Đại Thanh của Tập đoàn Mường Thanh vừa bị xử lý thời gian qua.

Ông Nguyễn Đức Chung cũng cho biết, để xảy ra vấn đề này thì trách nhiệm thuộc về TP.Hà Nội khi trong quátrình lãnh đạo thiếu giám sát, đặc biệt là lực lượng thanh tra chuyên ngành. Nguyên nhân tiếp theo là do chủ đầu tư đã cố tình vi phạm quy hoạch chi tiết.

Theo ông Chung, Hà Nội đã phối hợp với các cơ quan liên quan của Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ để thanh tra, kiểm tra và giao trách nhiệm cho chính quyền địa phương và thanh tra chuyên ngành, thường trực thành ủy thường xuyên thành lập các đoàn kiểm tra đối với việc quản lý và giám sát của các cấp chính quyền địa phương.

“Thời gian qua chúng tôi đã xử lýđược một số vi phạm. Ví dụ như xử lý 18 cán bộ là chủ tịch các quận, huyện, phường xã, chánh thanh tra… về vấn đề này”, ông Chung nói.

Tháng 8 sẽ báo cáo về tòa nhà8B Lê Trực

Trả lời chất vấn của các đại biểu về tình trạng xây dựng không phép, trái phép, Bộ trưởng thừa nhận đây là thực tế có thật. Dù thời gian qua đã có xu hướng giảmnhưng vẫn còn rất lớn. Do vậy, cần tăng cường quản lý nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM... Bộ trưởng Hà cho rằng nguyên nhân là do việc cấp phép còn hạn chế, chủ đầu tư cố tình vi phạm giấy phép, cơ quan quản lý nhà nước thanh tra, kiểm tra không kịp thời, xử lý vi phạm không dứt điểm.

Bộ trưởng thừa nhận trách nhiệm của Bộ vànêu các giải pháp về việc hoàn thiện các quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng; đổi mới mô hình, nâng cao chất lượng thanh tra xây dựng; hoàn thiện chế tài xử lý, đủ khả năng răn đe; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về xây dựng.

Về cam kết "khi nào chấm dứt"tình trạng xây dựng không phép, trái phép, Bộ trưởng nói thật rằng đây là vấn đề khó, cần có sự phối hợp rất đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp các ngành, giữa trung ương với địa phương, Bộ sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra nhất là tại một số công trình, dự án quy mô sử dụng đất lớn...

Ông Hà cũng cho biết, thời gian tới sẽ trực tiếp thanh tra và xử lý một số vụ việc lớn. “Chúng ta cũng đã thanh tra và chỉ ra sai phạm của Mường Thanh. Còn xử lý trách nhiệm sai phạm còn liên quan đến các địa phương, Hà Nội đang tiến hành công tác này”.

Cắt ngọn tòa nhà 8B Lê Trực đang rất chậm

Nói về nhà số 8B Lê Trực, Chủ tịch Hà Nội cho biết sẽ xử lý nghiêm sai phạm. Hiện nay đã hạ được tầng 19 nhưng để hạ được các tầng tiếp theo thì đang trình Bộ Xây dựng, mời các nhà khoa học thẩm định việc cắt tầng tòa nhà có đảm bảo hay không. Thời gian qua việc này chậm là do nguyên nhân này.

“Tôi sẽ kiên quyết thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và sẽ xử lý nghiêm vấn đề này”, ông Chung nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết, đối với tòa nhà 8B Lê Trực, hiện nay đang xử lý giai đoạn giật cấp, các tầng phải phá dỡ. Điều này liên quan đến kết cấu, an toàn của công trình và là vấn đề lớn. Bộ Xây dựng đang phối hợp với Hà Nội và mời các chuyên gia cũng các cơ quan chuyên môn và trong tháng 8 sẽ có ý kiến chính thức.

Có trục lợi trong quy hoạch

Các đại biểu cũng chất vấn Bộ trưởng Xây dựng về vấn đề quản lý quy hoạch đô thị. Bộ trưởng cho biết, trong quy hoạch đô thị còn có những hạn chếmà nổi bật là: Chất lượng lập quy hoạch (tầm nhìn chưa đảm bảo, chưa phù hợp thực tiễn, tính khả thi chưa tốt...); sự đồng bộ giữa các loại quy hoạch (ví dụquy hoạch hạ tầng khớp nối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết...); quy hoạch chưa tính tới nguồn lực, tiến độ thực hiện... dẫn tới tình trạng quy hoạch treo. Về tổ chức thực hiện quy hoạchthường thực hiện chậm hoặc thực hiện không đồng bộ, chắp vá...

"Chưa có đồng bộ, khớp nối giữa các quy hoạch với nhau. Khi Luật Quy hoạch ra đời sẽ giải quyết được tình trạng này", ông Hà nói.

Bộ trưởng cho rằng nguyên nhân là do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chưa tốt chức trách của mình; chưa công khai, minh bạch thông tin quy hoạch... Việc giám sát của cộng đồng, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế... dẫn tới những hệ lụy cụ thể về phát triển đô thị như: Ùn tắc giao thông, sử dụng đất không hiệu quả, vi phạm cấp phép xây dựng, lấn chiếm đất đai...

Các đại biểu cũng nêu vấn đề là có trục lợi hay không trongquy hoạch, Bộ trưởng cho rằng về tổng thể thực hiện tốt, nhưng trong một số trường hợp cụ thể có dấu hiệu của trục lợi.

Vị này cũng cho rằng có tình trạng sử dụng đất trong đô thị chưa hiệu quả, đặc biệt là tình trạng nôn nóng, mở rộng diện tích đô thị, dẫn tới tình trạng phân tán, sử dụng đất chưa hiệu quả dẫn tới tình trạng lấn chiếm đất đai trong đô thị. Do đó, thời gian tới cần đổi mới cơ chế quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đô thị.

Do đó, Bộ trưởng nhận trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong xây dựng thể chế, tính toán các tiêu chí phát triển trong xây dựng quy hoạch; thủ tục trình tự quy hoạch còn phức tạp, còn nặng về mục tiêu quản lý, thiếu tính khả thi...

Thiếu nguồn lực để di dời trụ sở bộ, ngành

Hiện nay, theo quy hoạch chung, quy địnhmột số cơ sởsản xuất, giáo dục, trụ sở cơ quan nhà nước cần di dờira khỏi vùng nội thành. Riêng ở Hà Nội, Thủ tướng có quyết định 130 rất cụ thể về việc này.

Hiện naytiến độ thực hiện rất chậm. Nguyên nhân là việc bố trí đất quy hoạch để di dời cũng không đơn giản. Thứ hai là các bộ, ngành liên quan chưa có các đề án, quy hoạch cụ thể về số lượng các đơn vị di dời, tài chính di dời. Thứ 3 là thiếu nguồn lực, “chúng ta không thể dùng đầu tư công để di dời trụ sở”. Bộ Tài chính được giao huy động nguồn lực xã hội hóa trong vấn đề này.

“Ở Hà Nội, Bộ Xây dựng cũng đã trình chính phủ phương án di dời các cơ quan ra Mễ Trì và Hồ Tây. Tất các các phương án đều được tính toán, chỉ còn khó về nguồn lực. Do đó, chúng tôi cũng đang đề nghị di chuyển các bộ ngành ra vị trí khác, có mức độ sinh lời thấp hơn so với Hồ Tây, Mễ Trì”, ông Hà nói.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch Hà Nội: Đang gấp rút xử lý tòa nhà 8B Lê Trực