Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết Chính phủ hiện vẫn chưa ban hành chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau này nếu được phân nhiệm vụ thì "siêu" ủy ban này sẽ không "chồng chéo" về chức năng với SCIC.

Chủ tịch SCIC: Không chồng chéo chức năng với 'siêu' ủy ban

tuyetnhung | 17/01/2018, 17:45

Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC cho biết Chính phủ hiện vẫn chưa ban hành chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau này nếu được phân nhiệm vụ thì "siêu" ủy ban này sẽ không "chồng chéo" về chức năng với SCIC.

Xoay quanh vấn đề thành lập Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp liệu có "chồng chéo" về chức năng với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - cơ quan là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, phát biểu tại buổi họp báo ngày 17.1, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch SCIC cho biết Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và SCIC đều là cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc Chính phủ. Sau này, có khả năng SCIC cũng thuộc quản lý của Ủy ban. Chính phủ sẽ phân công nhiệm vụ hợp lý nhất để đạt mục tiêu sử dụng hiệu quả nhất vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

"Hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành chức năng nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban, tuy nhiên sau này nhiệm vụ của ủy ban được phân thì cũng sẽ không chồng chéo về chức năng với SCIC, mặt khác sẽ đảm bảo sự phân công hoạt động được phân nhiệm hợp lý", ông Chi khẳng định.

Tại cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác Thủ tướng về thành lập Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mới đây, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ - Tổ trưởng Tổ công tác đã đề nghị các Bộ, ngành khẩn trương tiến hành các công việc để thành lập uỷ ban trong quý 1/2018.

Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của ủy ban. Trong đó có thể hiện nội dung điều chỉnh về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ. Cụ thể là chuyển chức năng, nhiệm vụ của các Vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc các bộ về ủy ban.

Tại buổi họp, Tổ phó thường trực, Chủ tịch Ủy ban Nguyễn Hoàng Anh đề nghị ngay sau khi ủy ban tiếp nhận bàn giao các doanh nghiệp Nhà nước từ phía các bộ, ngành, thì Tổ công tác sẽ giải tán, để bảo đảm hoạt động trong thời gian tiếp theo.

Theo dự thảo, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ có quy mô tài sản khoảng 5 triệu tỉ đồng, gồm nhiều tập đoàn, tổng công ty, trong đó có các tập đoàn lớn như: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Viễn thông VTC, Tổng công ty viễn thông MobiFone, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam...

Ủy ban này được thành lập với kỳ vọng chấm dứt tình trạng các Bộ "vừa đá bóng vừa thổi còi", khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước sẽ được rút khỏi các Bộ và đưa về quản lý tại "siêu" ủy ban này.

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20.6.2005 của Thủ tướng Chính phủ. Với chức năng quản lý, đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, sự ra đời của SCIC nằm trong tiến trình cải cách kinh tế nói chung và cải cách doanh nghiệp nhà nước nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

SCIC là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp, thực hiện đầu tư vào các ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc thị trường.

Cũng tại buổi họp báo, đại diện SCIC công bố năm 2017, SCIC đạt doanh thu 7.380 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế dự kiến 6.313 tỉ đồng, đạt 135,64% kế hoạch. Trong năm qua, đơn vị đã thực hiện bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, trong đó bán hết vốn tại 36 doanh nghiệp, bán một phần vốn tại 2 doanh nghiệp; giá vốn 424 tỉ đồng, giá trị thu được là 932 tỉ đồng, gấp gần 2,2 lần giá vốn.

Tính từ khi thành lập đến nay, SCIC đã bán vốn tại 986 doanh nghiệp (trong đó bán hết vốn tại 885 doanh nghiệp, bán một phần vốn tại 82 doanh nghiệp) và bán quyền mua tại 19 doanh nghiệp với giá vốn là 8.084 tỉ đồng và thu về 27.999 tỉ đồng (gấp 3,5 lần giá vốn).

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ tịch SCIC: Không chồng chéo chức năng với 'siêu' ủy ban