Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng cho biết cây phong tại đường Trần Duy Hưng không phải là cây phong lá to như ở các nước ôn đới mà là cây phong lá nhỏ và phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Khoảng một tuần nay,ở tuyến phố Trần Duy Hưng nối Nguyễn Chí Thanh (TP.Hà Nội), hàng trămcây phong vừa được trồng mới tại dải phân cách của tuyến đường này.Những cây này cao 5 - 7 m, đường kính khoảng 20 cm,mỗi cây cách nhau khoảng 3 - 5 m. Thời điểm này, hàng cây phong trông khô khốc, chưa có lá và được chằng buộc, tưới nước rất kỹlưỡng.
Tại hội thảo về cây xanh, hồ nước sáng 13.1, Chủ tịch TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay, với sự phát triển của ngành công nghiệp cây xanh, một số giống cây ở vùng khí hậu lạnh có thể trồng được ở Việt Nam. TP.Hà Nội đang trồng cây phong lá đỏ trên phố Nguyễn Chí Thanh, Láng Hạ, Trần Duy Hưng.
"Một năm nữa chúng ta có thể thấy việc nhiệt đới hóa những cây phong lá đỏ, và chúng vẫn mang màu sắc như khi trồng tại vùng khí hậu châu Âu", ông Chung thông tin.
Chủ tịch Hà Nội cho rằngkhí hậu Việt Nam rất thuận lợi để nghiên cứu, tiếp thu những giống cây, hoa mới trên thế giới. Thành phố đang phối hợp với một doanh nghiệp xây dựng vườn ươm giống cây, hoa để đáp ứng nhu cầu của thành phố cũng như xuất khẩu.
Về chương trình trồng một triệu cây xanh trong giai đoạn 2016 - 2020, ông Chung cho hay, đến hết năm 2017 đã trồng được khoảng 500.000 cây xanh, góp phần xây dựng môi trường xanh, cải thiện không khí và tạo cảnh quan đô thị. Điều quan trọngnhất đã đạt được là sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế với chương trình trồng cây xanh của thủ đô.
“Theo các nhà khoa học, trồng 1 cây xanh thì trong 2 năm đầu tiên sẽ cho được 3 - 5 m2 cây xanh, sau 5 năm sẽ có từ 15 - 18 m2 cây xanh, sau 10 năm sẽ có từ 25 - 30 m2 cây xanh, tức là tán cây phát triển ra sẽ đáp ứng được như vậy. Nếu chúng ta trồng đủ 1 triệu cây mới, đến năm 2020, ít nhất chúng ta được 15 - 20 triệu m2 cây xanh, như vậy chia cho 7,5 triệu người dân của Hà Nội thì chúng ta sẽ có bình quân 2,5 m2 cây xanh/người”,ông Chung cho biết.
Trao đổi với phóng viên báo điện tửMột Thế Giới,chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng cho biết rất ủng hộ việc Hà Nội trồng cây phong tại các tuyến đường. Ông Hùng giải thích rằng đây không phải là cây phong lá to như ở các nước ôn đới mà là cây phong lá nhỏ. "Tôithấy loại cây này được trồng nhiều ở những tỉnh như Nam Ninh, Vân Nam thuộc miền Nam Trung Quốc. Khí hậuvùng này không quá khác biệt với Việt Nam nên tôi nghĩ cây phong sẽ sống được".
Theo ông Hùng, cây phong rất phù hợp đô thị bởi chiều cao hợp lý (khoảng 5 - 6 m), đường kính vừa phải, thân cây to nhất chỉ khoảng 30 phân, tán ngang rất đẹp.
Chuyên gia này cũng cho rằng việc trồng cây mới chỉ là thử nghiệm, hơn nữa cây này được doanh nghiệp tài trợ, không phải bỏ tiền ngân sách nên người dân tạm thời cứ ủng hộ chính quyền trong việc này.
Trả lời báo chí,chuyên gia lâm nghiệp Nguyễn Quang Lâm cho rằngtrước đây đã từng thử nghiệm trồng một số cây phong từ Nga về nhưng đều không sống được. Nếu có giống cây phong phù hợp cũng cần phải trồng thử nghiệm ở vườn ươm để thử khả năng chống chịu. Bên cạnh đó, khi trồng cần lưu ý đến đất trồng, cần là loại đất tốt, đào hố sâu để đất giữ rễ. Cây phong cũng không ưa nắng gắt nên phải trồng xen canh cây khác để tránh nắng gắt trực tiếp mùa hè…
Theo quy hoạch không gian xanh (cây xanh, công viên vườn hoa, hồ) ở Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, diện tích không gian xanh bình quân trên đầu người là 2,43 m2. Nhưng báo Kinh tế đô thị dẫn trả lời phỏng vấn của TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho biết, thực tế tính đến năm 2015 “bình quân không gian xanh của Hà Nội chỉ là 1,7 m2/người”, do đó “cần giải pháp để giải quyết tình trạng mất cân đối giữa các quận, tập trung cho các quận đang rất thiếu không gian cho cây xanh, vườn hoa, sân chơi như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa”.
Trong khi đó, một nghiên cứu độc lập vào năm 2015 của Chương trình phát triển đô thị tổng thể thủ đô Hà Nội cho biết, diện tích công viên, vườn hoa bình quân chỉ 0,9 m2/người. Tại những quận như Thanh Xuân, Đống Đa dù đất rộng, người đông nhưng bình quân công viên, cây xanh là… 0 m2/người. Ở nhiều khu dân cư, vườn hoa, sân chơi không được quy hoạch, thiết kế, đầu tư và quản lý tốt. Một số sân chơi ở các khu tập thể cũ như ở Thái Thịnh, Kim Liên... còn bị chiếm dụng thành nơi bán đồ ăn, sân phơi quần áo, chỗ đỗ xe...
Báo cáo năm 2015 của Sở Xây dựng Hà Nội, tỷ lệ diện tích đất cây xanh khu vực nội đô hiện mới đạt khoảng 3 m2/đầu người, còn thiếu 4 m2 so với chỉ tiêu và là mức thấp so với chỉ tiêu bình quân đầu người của nhiều thành phố trên thế giới: Nhật Bản (7,5 m2), London (26,9 m2), Singapore (30,3 m2), Seoul (41 m2)...
Sau đây là một số hình ảnh phóng viên báo điệntử Một Thế Giới ghi lại:
Bài và ảnh: Hoài Phong