Nhiều người thêu dệt, đồn thổi rằng, chiếc giường lạnh của công tử Bạc Liêu sau khi bị tá điền trộm, rồi bán qua tay cho nhiều người thì gia cảnh của những người sở hữu chiếc giường kỳ lạ này đều chịu chung một số phận là gặp vận xui, thậm chí là tán gia bại sản vì có chiếc giường ở trong nhà. Cùng với những lời đồn đó, thì hiện những chiếc giường này (nhà công tử có 2 chiếc giường dùng trong mùa nóng và mùa lạnh - PV) có giá hàng tỉ đồng đã khiến cho nhiều người hiếu kỳ, tìm xem...

Có chăng hai chiếc giường cổ giá hàng tỉ đồng của công tử Bạc Liêu?

Trần Khải | 10/10/2019, 15:20

Nhiều người thêu dệt, đồn thổi rằng, chiếc giường lạnh của công tử Bạc Liêu sau khi bị tá điền trộm, rồi bán qua tay cho nhiều người thì gia cảnh của những người sở hữu chiếc giường kỳ lạ này đều chịu chung một số phận là gặp vận xui, thậm chí là tán gia bại sản vì có chiếc giường ở trong nhà. Cùng với những lời đồn đó, thì hiện những chiếc giường này (nhà công tử có 2 chiếc giường dùng trong mùa nóng và mùa lạnh - PV) có giá hàng tỉ đồng đã khiến cho nhiều người hiếu kỳ, tìm xem...

2 chiếc giường hiện hữu ở 2 nơi

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin về 2 chiếc giường (1 sử dụng mùa nóng, 1 dùng vào mùa lạnh - PV) của công tử Bạc Liêu - ông Trần Trinh Huy - vị công tử nổi tiếng ăn chơi bậc nhất ở xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh ngày xưa với nhiều chi tiết huyền bí, huyễn hoặc. Theo tìm hiểu của PV, hiện ở chùa Sà Lôn (hay còn gọi là chùa Chén Kiểu, ở xã Đại Tâm, H.Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) có 2 chiếc giường được cho là của công tử Bạc Liêu đang lưu giữ ở đây. Và có người đã hỏi mua với giá hàng tỉ đồng nhưng nhà chùa không bán.

Tương truyền, khoảng năm 1947, một nhóm quân lính Pháp đi từ Bạc Liêu về Sóc Trăng có mang theo 1 chiếc giường được cho là lấy từ nhà của công tử Bạc Liêu. Khi đi đến khu vực cầu Nhu Gia (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng) thì nhóm lính này rao bán chiếc giường với giá 200 giạ lúa và được vị trụ trì chùa Sà Lôn mua lại.

Du khách tham quan phòng ngủ của công tử Bạc Liêu - Ảnh: Khải Trần

Thời gian sau đó, khi biết ở Bạc Liêu, có 1 người có quan hệ họ hàng với công tử Bạc Liêu cũng kêu bán 1 chiếc giường tương tự như vậy, vị Trụ trì này liền tìm đến mua và mang về trưng bày tại ngôi chùa này cho tới ngày nay. Điểm đặc biệt ở 2 chiếc giường này là: 1 chiếc dùng để ngủ, nghỉ ngơi vào mùa nóng và 1 chiếc thì dùng cho mùa lạnh. Mùa nóngnằm trên chiếc giường lạnh (có đính cẩm thạch) thì những phiến đá cẩm thạch tỏa ra rất mát mẻ, dễ chịu. Còn mùa lạnh thì nằm lên chiếc giường nóng được làm từ chất liệu gỗ sưa rất ấm áp.

Nhưng điều kỳ quặc là tại ngôi nhà của công tử Bạc Liêu (ở phường 3, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu - hiện là nơithu hút khách đến tham quan, du lịch - PV) cũng đang tồn tại 2 chiếc giường y hệt như vậy! Được biết, 2 chiếc giường này được công tử Bạc Liêu thuê thợ từ nước ngoài đóng rồi mới đem về nhà ở Bạc Liêu. Đấy là những chiếc giường được đục đẽo, chạm khắc hoa văn với những họa tiết, đường nét rất tinh xảo và có màu nâu sậm trông rất bắt mắt.

Chiếc giường nóng thì 100% được đóng bằng gỗ sưa (1 loại gỗ quý hiếm) còn chiếc giường lạnh, ngoài chất liệu gỗ, người thợ còn đính 6 miếng đá cẩm thạch lên mặt giường. Nhờ hơi lạnh toát ra từ những miếng cẩm thạch này, nên vào mùa nóng khi nằm lên chiếc giường rất mát mẻ, thoải mái.

Chiếc giường lạnh có đính nhiều cẩm thạch trên mặt giường - Ảnh: Khải Trần

Ông T., du khách ở tỉnh Tiền Giang cho biết: “Tôi nghe thông tin về những điều kỳ bí về 2 chiếc giường của công tử Bạc Liêu đã lâu, nay mới có dịp đến tìm hiểu. Nghe đồn, sau khi 2 chiếc giường này rời nhà của công tử Bạc Liêu thì những người chủ sở hữu sau đó làm ăn không được thuận lợi, gặp nhiều xui xẻo, dần tán gia bại sản, giống như bị yếm bùa vậy. Nghe yếu tố kỳ diệu, huyễn hoặc như thế, tôi tò mò đến xem, nhưng đó là những lời đồn đại, thổi phồng chứ theo những người làm việc ở đây họ chưa từng nghe”, ông T. nói.

Mộtbảo vệ tại quầy bán vé vào tham quan nhà của công tử Bạc Liêu kể, 2 chiếc giường đó được làm bằng gỗ sưa là chính. “Chất liệu để đóng chiếc giường dùng trong mùa nóng hoàn toàn bằng gỗ sưa. Còn chiếc giường lạnh, nó lạnh không phải như hơi của máy lạnh mà chủ yếu là lạnh mát từ những phiến đá cổ xưa được sắp xếp trên mặt chiếc giường. Cái giường lạnh là người ta đi chuộc về để trưng bày ở đây, nghe đâu tới 7 tỉ đồng lận, còn chuộc ở đâu thì tôi không biết”.

Ẩn số về hành trình lưu lạc của những chiếc giường lạnh

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời mới giành lại chính quyền từ chế độ thực dân Pháp, gia đình công tử Bạc Liêu đã tìm cách tẩu tán tài sản đi nhiều nơi. Trong quá trình di chuyển tài sản, những gia nhân là kẻ ăn, người ở trong nhà của vị công tử đã luồn lách để chiếm giữ nhiều tài sản có giá trị của gia đình công tử. Sau đó, họ đem số tài sản chiếm dụng được đi bán cho những người giàu có ở trong vùng. Và cũng từ đó, chiếc giường lạnh bắt đầu hành trình “lưu lạc”.

Chiếc giường nóng được đục đẽo, chạm khắc rất tinh xảo với chất liệu bằng gỗ sưa - Ảnh: Khải Trần

Nhưng mộtngười đang công tác ở nhà công tử Bạc Liêu cho biết, trước đây gia đình công tử Bạc Liêu chỉ mất chiếc giường lạnh, có đính nhiều cẩm thạch. Còn chiếc giường nóng thì vẫn còn lưu giữ tại ngôi nhà này cho đến ngày nay. Anh L. hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.Bạc Liêu cũng cho hay, chiếc giường lạnh của công tử Bạc Liêu bị thất lạc là do mộttá điền đã chiếm giữ trong lúc di dời tài sản. Sau đó, người tá điền đem bán cho mộtngười giàu có ở Đường Cò (nay là P.Láng Tròn, TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu).

“Tôi có nghe người lớn kể lại, hồi đó chiếc giường lạnh được mộtngười giàu có ở Láng Tròn mua được, nhưng sau đó không rõ vì lý do gì, người này đã bán lại cho mộtngười giàu khác trong vùng. Về sau người này cũng đem bán và chiếc giường đã qua tay nhiều người sở hữu lắm rồi, mình cũng không rõ nó vào tay những ai. Sau này, khi tỉnh Bạc Liêu xây dựng bảo tàng để phát triển du lịch thì người ta mới đi tìm và mua lại chiếc giường đã mất của công tử Bạc Liêu”, anh L. thông tin.

Anh L. còn cho hay, 2 chiếc giường đang trưng bày ở nhà công tử là bản gốc và chiếc giường “lưu lạc” được địa phương mua lại với giá 7 tỉ đồng, nhằm để phục vụ cho việc thu hút khách tham quan, du lịch của tỉnh Bạc Liêu. “Hồi đó di dời tài sản, gia đình công tử bị người ăn kẻ ở trong nhà lấy nhiều tài sản lắm. Những vật dụng hiện được trưng bày trong nhà chỉ là một phần nhỏ thôi”, anh L. nói thêm.

Bà Huỳnh Phương Thanh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP.Bạc Liêu, cho biết: “Chiếc giường đó là của công ty tư nhân họ đưa về, nên đơn vị không có quản lý”. Bà Thanh còn chia sẻ thêm, ngày xưa vào thời mới tiếp quản chính quyềntá điền có trộm mộtchiếc giường của nhà công tử đem đi bán. “Hồi xưa có người lấy đi mộtcái giường rồi lưu lạc mất. Sau này, người ta bỏ ra một số tiền lớn mua về đây, để trưng bày nhằm thu hút khách du lịch”, bà Thanh nói.

Vật dụng trong phòng của công tử Bạc Liêu - Ảnh: Khải Trần

Nhưng mộtngười có tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về gia đình công tử Bạc Liêucho rằng, những chiếc giường ở nhà công tử Bạc Liêu và ở chùa Chén Kiểu hiện nay đều không phải là giường thật của công tử nằm lúc xưa!

“Chiếc giường được đúc bằng sắt của Pháp mà công tử Bạc Liêu nằm thời xưa nó mới quý. Thời đó, sắt quý chứ không phải gỗ. Ông Ba Huy (tức công tử Bạc Liêu - PV) thì ổng ngủ giường sắt chứ không phải gỗ. Sau đó, chiếc giường bằng sắt lưu lạc mất rồi. Tôi khẳng định, ở đó không có chiếc giường nào của ông Ba Huy hết”, người này khẳng định.

Khải Trần
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có chăng hai chiếc giường cổ giá hàng tỉ đồng của công tử Bạc Liêu?