Về việc mở rộng phạm vi đưa phạm nhân ra ngoài khu vực giam giữ để làm việc, ĐB Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) băn khoăn rằng khi nước ta đang đứng trước yêu cầu của quốc tế về việc tham gia công ước quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức, thì Ban soạn thảo có đánh giá hết những vấn đề rủi ro phát sinh trong nước và quốc tế hay không?

Có nên đưa phạm nhân ra ngoài trại giam giữ để lao động?

Trí Lâm | 19/11/2018, 15:51

Về việc mở rộng phạm vi đưa phạm nhân ra ngoài khu vực giam giữ để làm việc, ĐB Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre) băn khoăn rằng khi nước ta đang đứng trước yêu cầu của quốc tế về việc tham gia công ước quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức, thì Ban soạn thảo có đánh giá hết những vấn đề rủi ro phát sinh trong nước và quốc tế hay không?

Tại phiên thảo luận về dự án Luật Thi hành án hìnhsự (sửa đổi) ngày 19.11 ở Quốc hội, ĐB Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho rằng lao động của phạm nhân ngoài trại giam không phải hình phạt, cũng không phải là sự trả giá cho hành vi phạm tội của người đó mà lao động giúp cho phạm nhân nhận thức được lỗi lầm, coi trọng giá trị lao động, đồng thời giúp cho phạm nhân có được một nghề nghiệp sau khi mãn hạn tù.

Bên cạnh đó, mức chi chế độ giam giữ ăn ở, học tập cho người chấp hành án phạt tù hiện nay chỉ mới ở mức tối thiểu. Vì vậy, việc phạm nhân được lao động sản xuất nhất bên ngoài trại giam sẽ sản xuất được những mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện cuộc sống cho chính phạm nhân, giảm bớt áp lực, gánh nặng cho trại giam.

Không cần sự đồng ý của phạm nhân?

Tuy nhiên, bà Hoa cho rằng việc này không nên áp dụng đại trà mà chỉ nên áp dụng với phạm nhân sắp mãn hạn tù và có ý thức cải tạo tốt, còn trong độ tuổi lao động và có sức khỏe; không áp dụng với phạm nhân phạm tội nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và thuộc tội như buôn bán ma túy, giết người, cướp tài sản và phạm nhân cải tạo kém.

Cùng với đó, nếu không đủ khả năng kiểm soát phạm nhân thì không được tổ chức cho phạm nhân ra ngoài lao động. Phạm nhân phải được trả thù lao, được ký hợp đồng lao động và bảo đảm an toàn, phải làm ở những khu lao động tập trung và dành riêng cho phạm nhân.

ĐB Nguyễn Hữu Chính (TP Hà Nội) cho hay, người phải chấp hành phạt tù là những người đã bị hạn chế một số quyền công dân, việc tham gia lao động do trại giam tổ chức vừa là quyền, nhưng đồng thời cũng là nghĩa vụ của phạm nhân. Do vậy, việc phối hợp với doanh nghiệp tổ chức lao động cho phạm nhân không nhất thiết phải được sự đồng ý của phạm nhân.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng) lại lo ngại, việc tổ chức khu sản xuất, điểm lao động dạy nghề ngoài trại giam không phù hợp và tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ phạm nhân trốn trại cao, không bảo đảm an ninh, an toàn trong việc quản lý phạm nhân.

Cùng với đó, việc phối hợp giữa doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức để tổ chức cho phạm nhân lao động phải bảo đảm chế độ giam giữ, chính sách đối với phạm nhân. Tuy nhiên, dự thảo luật chưa rõ ràng việc phối hợp cụ thể trong hay ngoài phạm vi trại giam, ai chịu trách nhiệm khi phạm nhân bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật?

Tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa lường trước...

ĐB Bùi Quốc Phòng (Thái Bình) đề nghị cân nhắc quy định này vì việc tổ chức lao động cho phạm nhân là nhằm giáo dục, cải tạo cho phạm nhân. Nhưng đồng thời, cũng phải đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình quản lý, giam giữ và lao động cải tạo.

Do vậy, theo ông Phòng, việc lao động của phạm nhân chỉ nên tổ chức trong trại giam hoặc khu sản xuất, điểm lao động thuộc khu vực quản lý của trại giam. Thực tế, việc này đã được thực hiện ổn định từ trước đến nay.

Theo ĐB Phạm Thị Mỹ Dung (Long An), dự luật không hề có quy định về việc trích xuất phạm nhân đi lao động bên ngoài với một số lượng lớn phạm nhân, quy định trích xuất trong ngày, hàng ngày như thế nào?

Hơn nữa, dự thảo luật cũng chưa đánh giá đến việc cần phải có một lực lượng cán bộ chiến sĩ công an, người hỗ trợ, nhân viên y tế để tham gia vào công tác quản lý một số lượng lớn phạm nhân ra bên ngoài lao động.

Song song đó, theo bà Dung, dự luật quy định là áp dụng pháp luật lao động cho phạm nhân lao động như lao động thông thường là thiếu khả thi khi liên quan đến các quyền, như quyền lựa chọn về việc làm, hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận lao động, chế độ bảo hộ lao động, an toàn lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế....

“Phạm nhân ra ngoài lao động theo kýkết giữa trại giam, trại tạm giam và các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sử dụng lao động thì có được các quyền như thế hay không?”, ĐB Dung hỏi.

Còn theo ĐB Trần Thị Thanh Lam (Bến Tre), việc tổ chức cho phạm nhân lao động, tạo ra của cải vật chất không phải là hoạt động duy nhất quan trọng mà chỉ là một trong nhiều biện pháp triển khai thực hiện giáo dục, cải tạo phạm nhân.

Theo đó, việc mở rộng phạm vi đưa phạm nhân ra ngoài khu vực giam giữ để làm việc là không cần thiết, nhất là khi vấn đề này còn có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước, là vấn đề rất lớn, liên quan đến bảo đảm an toàn cho cả phạm nhân, cả người quản lý phạm nhân, cả người dân khi phạm nhân đi ra ngoài làm việc và học nghề.

Hơn nữa, bà Lam cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm, khi nước ta đang đứng trước yêu cầu của quốc tế về việc tham gia công ước, tổ chức lao động quốc tế về xóa bỏ lao động cưỡng bức. Ban soạn thảo có đánh giá hết những vấn đề rủi ro phát sinh trong nước và quốc tế hay không?

Theo bà Lam, hiện nay, tại các khu trại giam đều có bố trí các khu lao động, sản xuất và học nghề cho phạm nhân. Vấn đề là các cơ quan, đơn vị cần định hướng làm sao để phát huy hiệu quả tốt hoạt động này trong khâu phối hợp với các doanh nghiệp tìm đơn hàng tốt, khai thác lợi thế sẵn có, lợi thế về tiềm năng đất đai, sản xuất, khai thác tiềm năng lao động của phạm nhân.

Đồng thời, cần tính đúng, tính đủ chi phí nhân công, tạo điều kiện cho phạm nhân tham gia, tạo ra nhiều lợi nhuận, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho phạm nhân.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Có nên đưa phạm nhân ra ngoài trại giam giữ để lao động?